Mỗi khi nhắc đến châu Âu thời Trung Cổ, người ta sẽ ngay lập tức nghĩ đến các hiệp sĩ với bộ giáp sắt cùng thanh kiếm dẫn đầu những đội quân thập tự chinh được trang bị mũi giáo. Hình ảnh này phổ biến đến nỗi nhiều người cho rằng kiếm và giáo là những vũ khí tiêu biểu trên chiến trường Trung Cổ.
Tuy nhiên, trên thực tế, châu Âu thời kỳ này cũng đã có riêng cho mình một hệ thống vũ khí rất đa dạng, với món vũ khí được xem như tử thần đẫm máu trong mọi cuộc chiến: Chùy Âu (mace).
Vũ khí lấy cảm hứng từ chùy gỗ thời nguyên thủy
Chùy được xem là một trong số những loại vũ khí đã xuất hiện từ rất lâu, thậm chí các phiên bản sơ khai của nó đã được chế tác từ thời nguyên thủy. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ của người Aryssia thì món vũ khí này mới có hình dạng rõ ràng.
Cấu tạo của chùy khá đơn giản, cân nặng không quá lớn để đảm bảo người dùng có thể vung lên dễ dàng. Chiều dài trung bình của vũ khí vào khoảng 60cm, nặng 1,5kg. Phần đầu được tạo 6 cạnh đều nhau. Với cấu tạo này, tuy cân nặng khiêm tốn nhưng chỉ cần người dùng đánh trúng mục tiêu thì vẫn tạo ra được lực sát thương lớn.
Chùy Âu (Mace) – Khắc tinh của giáp sắt kỵ sĩ
Sự ra đời của chùy Âu thời Trung Cổ bắt nguồn từ một thực tế trên chiến trường là các hiệp sĩ thường sử dụng áo giáp dạng lưới (mail).
Loại giáp này nhẹ, dễ hoạt động nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ người mặc khỏi các đòn tấn công từ những vũ khí sắc bén như kiếm hoặc giáo. Chính vì vậy, lúc này người ta cần phải có một loại vũ khí vô hiệu hóa được lớp áo giáp lưới.
Từ khi ra đời, chùy Âu đã chứng minh được ưu điểm của nó so với các loại vũ khí lưỡi bén như kiếm hay giáo. Cây chùy tạo ra sức nặng và lực đánh ép lên cơ thể thay vì xuyên thấu và cứa đứt. Vì thế, với một cú vung tay, người ta có thể khiến đối thủ chịu một đòn đánh kể từ vật có khối lượng khoảng 2kg.
Ngay cả khi đối phó với loại giáp tấm hạng nặng (plate armour) thì chùy vẫn là lựa chọn lý tưởng. Dùng các vũ khí xuyên thủng và cứa đứt với giáp tấm gần như bất khả thi vì lớp thép áo giáp rất giày và kỹ thuật luyện théo thời kỳ này rất tốt.
Bởi vậy mà người ta cần chùy để gây tổn thương nội tạng đối phương mà không cần phá hủy lớp giáp khó nhằn bên ngoài. Ưu điểm khác là lực đánh của chùy khi kết hợp với khối lượng giáp nặng sẽ tạo ra sức sát thương cực mạnh cho mỗi đòn tấn công.
Rẻ, dễ dùng và hiệu quả, đó là lý do vì sao các hiệp sĩ lẫn binh lính châu Âu thời Trung Cổ ưa thích sử dụng loại vũ khí này, bất chấp việc nó không phù hợp khi tấn công từ xa.
Thay vào đó, điểm yếu này được khắc phục bằng việc trang bị thêm chiếc khiên chắn nó, tạo thành cặp vũ khí bài trùng lý tượng, phát huy tối đa điểm mạnh khi đánh cận chiến trên chiến trường. Do vậy, chùy Âu vẫn được xem là vũ khí tử thần thời Trung Cổ.