Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố!

Hồng Ánh |

Dạy bảo con cái mà chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ. Bạn phải hiểu được quy luật trưởng thành của trẻ, từ đó chỉ bảo đúng mực, như thế con bạn mới mong có tương lai tốt đẹp.

Hiện nay cái gì chúng ta cũng đề xướng hội nhập cùng các nước phát triển trên thế giới nhưng việc giáo dục cha mẹ hội nhập dường như lại bị lãng quên.

Ở một số nước phát triển, nếu hai thanh niên yêu nhau muốn đăng ký kết hôn thì bắt buộc phải học và thi đạt ở trường học dành cho cha mẹ do chính phủ tổ chức mới được nhận giấy đăng ký kết hôn.

Dạy dỗ con cái chỉ có tình yêu thương thôi chưa đủ, bố mẹ phải hiểu được quy luật trưởng thành của con trẻ, con trẻ mới có tương lai tốt đẹp. Và đối tượng cần được giáo dục nhất không phải là con trẻ mà là cha mẹ, đặc biệt là người cha.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 1.

Sinh con ra thì bạn không thể "trả lại"

Dạy dỗ con cái là môn học quan trọng nhất và cũng là khó nhất của nhân loại. Cha mẹ là người giáo viên chủ nhiệm mãi mãi không bao giờ nghỉ hưu, là người có trách nhiệm với con cái cả đời. 

Bất kể sự nghiệp của cha mẹ có thành công đến mấy cũng không che lấp nổi hậu quả sự thất bại trong việc giáo dục con cái. Bồi dưỡng thiên tài thành kẻ bất tài là có tội với gia đình và văn minh nhân loại. 

Dạy dỗ con cái thành công là thành công quan trọng nhất của gia đình, cũng là thành công quan trọng nhất của cuộc đời bạn. Vì vậy, hãy đừng để lỡ mất thời kỳ phát triển mấu chốt của con trẻ.

Thời kỳ phát triển mấu chốt là chỉ khả năng nắm bắt hành vi, kỹ năng và tri thức của con người trong giai đoạn phát triển nhanh nhất, dễ bị ảnh hưởng nhất.

Bạn biết được bao nhiều thời kỳ phát triển mấu chốt của con trẻ?

- Thời kỳ học nhai (6 tháng tuổi)

- Thời kỳ quy phạm trật tự (2,5-6 tuổi): Thời kỳ hình thành hành vi, thói quen của trẻ. Tính cách, hành vi và thói quen hình thành trong thời kỳ này đến lúc trưởng thành cũng không thay đổi.

- Thời kỳ phát triển ngôn ngữ (3-6 tuổi)

- Thời kỳ phát triển trí tưởng tượng (2-8 tuổi)

- Thời kỳ nhạy cảm về văn hóa (6-10 tuổi): Rất nhiều trẻ trong thời kỳ này vô cùng tò mò, thích suy ngẫm, cực kỳ nhiều câu hỏi. Chúng ta nên thỏa mãn ham muốn tìm hiểu của trẻ.

- Thời kỳ vàng để học đọc (8-14 tuổi): Nếu để lỡ mất chỉ dẫn cách đọc khoa học và lượng kiến thức lớn trong thời kỳ này thì sẽ trở thành thiếu sót khó bù đắp nổi cho sự trưởng thành của trẻ.

- Thời kỳ độc lập (12-15 tuổi): Không nắm bắt được giai đoạn này, trẻ sẽ mãi mãi không trưởng thành được.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 3.

Nhận thức lại về tình yêu thương của mẹ và cha

- Tình yêu thương của mẹ: Đức hạnh, lễ nghĩa, nhân phẩm, khí chất. Người mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong giai đoạn sơ sinh và thiếu nhi của con trẻ.

- Tình yêu thương của cha: Hướng dẫn định hướng và hành vi lý trí. Người cha vĩ đại nhất định là người dẫn đường, người sáng lập tư tưởng của đứa con.

Trẻ trưởng thành cần tình yêu thương của mẹ theo xu hướng giảm dần và tình yêu thương của cha theo xu hướng tăng dần.

Giai đoạn tiếp nối giữa tiểu học và trung học là kết thúc của giai đoạn lãng mạn và bắt đầu của giai đoạn chính xác trong sự trưởng thành của trẻ, là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tình mẹ sang chủ nghĩa tình cha. 

Trong thời kỳ này, tình thương yêu của mẹ nên giảm dần thích đáng, tình thương yêu của cha nên tăng dần thích đáng.

8 lời khuyên dành cho người cha

1. Hết giờ làm nên về nhà. Là người cha bắt buộc phải ý thức được trách nhiệm giáo dục trên vai mình, nhất định phải ghi nhớ: "Hết giờ làm nên về nhà. Con trẻ ăn cơm cùng cha mẹ sẽ càng giỏi giang hơn."

2. Cha mẹ chịu khó học tập, con cái ngày càng giỏi hơn. Câu hỏi của con trẻ phần nhiều là do sự dạy dỗ không đúng cách của cha mẹ tạo thành. Cha mẹ tốt chính là trường học tốt. Cha mẹ là "hình mẫu" tốt nhất của con cái. Giáo dục bản thân quan trọng hơn cả giảng dạy.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 4.

3. Phải hiểu được con trước khi dạy con. Coi con trẻ là con người, hiểu quy luật trưởng thành của con. Làm cha mẹ nhất định phải hiểu được con mình, tìm được mật mã ngôn ngữ giao tiếp với con nhưng phải chú ý trân trọng "lời nói" như vàng. 

Cha mẹ chín chắn nên học cách dạy con, tâm lý học, tìm hiểu đặc điểm và quy luật của các giai đoạn trưởng thành của trẻ, thường xuyên trao đổi với con, hiểu con đang nghĩ gì, làm gì.

4. Nhất định phải quản lý con, mấu chốt là quản lý như thế nào. Không thể dùng phương pháp giáo dục cân bằng. Hãy thay đổi tư duy dạy trẻ, cố gắng làm phong phú phương pháo giáo dục của bản thân.

5. Làm người cha, mẹ hiểu tình yêu thương và biết yêu thương. Không ít cha mẹ yêu con một cách mơ hồ, yêu nhầm chỗ, có lúc lại yêu quá mức. 

Tình yêu thương là một môn nghệ thuật. Yêu cần bày tỏ, cũng cần hành động, yêu phải có mức độ, đừng để tình yêu thương của bạn tràn lan gây hại.

6. Không được dạy con trước mặt người khác. Cho dù con có làm chuyện tồi tệ nhất, bạn phải dạy cháu thì cũng nên dẫn cháu về nhà. Đánh mắng con trước mặt mọi người sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Điều quan trọng nhất trong giáo dục là phải tôn trọng nhân cách và lòng tự trọng của con người, phải bảo vệ tâm hồn của trẻ. Không làm được điều này thì không thể nói là giáo dục thật sự.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 5.

7. Đừng giao con hoàn toàn cho ông bà hay bảo mẫu. Đối với con trẻ, bé cực kỳ khao khát tình yêu thương, cũng vô cùng thèm khát cảm giác an toàn. 

Trong 2 yếu tố tình yêu thương và cảm giác an toàn, nếu thiếu một trong hai thì đều gây tổn hại không thể khắc phục đối với sự trưởng thành của trẻ.

8. Khen thầy cô trước mặt con. Cha mẹ và thầy cô là bạn chiến đấu cùng chiến hào, nhất định phải kết thành liên quân với thầy cô. 

Nếu cha mẹ luôn cằn nhằn thầy cô "không phải" trước mặt con, phê bình thầy cô, thậm chí tranh cãi với thầy cô thì chỉ làm tăng thêm tâm lý bài xích thầy cô của con trẻ. Lâu dần, người bị tổn thương là con trẻ, người chịu thiệt thòi là cha mẹ.

6 câu châm ngôn về giáo dục gia đình mà cha mẹ bắt buộc phải biết

Câu thứ nhất: Cha mẹ tốt đều do học tập mà ra.

Không có cha mẹ thành công bẩm sinh, cũng không có cha mẹ không cần học tập, thành công đều là kết quả của việc không ngừng học tập nâng cao.

Tôi tiếp xúc với nhiều bậc phụ huynh kiệt xuất như thế nhưng không có ai dễ dàng có được sự thành công trong việc dạy con. 

Thậm chí một người mẹ ưu tú còn nói: Rất nhiều người cho rằng tôi nhàn hạ, nói con tôi ưu tú như thế không cần phải quản lý nhưng họ đâu biết rằng thực ra đến cả ban đêm ngủ, tôi cũng phải "mở một mắt".

Bước vào thế kỷ 21, xã hội thông tin yêu cầu về tố chất của con người ngày càng cao. 

Bất cứ cương vị nào cũng yêu cầu đào tạo, sát hạch nhưng dường như chỉ có sinh con, nuôi con, dạy con là không cần đào tạo, giống như tự động lên cương vị đó, hơn nữa còn vĩnh viễn không bị sa thải. Thực ra nhận thực này là hoàn toàn sai lầm.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 7.

Câu thứ hai: Người con tốt đều do dạy dỗ mà ra.

Tôi tiếp xúc với hàng trăm cha mẹ ưu tú, điểm chung của họ chính là dốc hết tâm tư cho việc dạy con. Giống như Thẩm Lệ Bình, một trong 10 người mẹ kiệt xuất của Trung Quốc đã làm. 

Nếu không phải chính miệng bà nói, mọi người sẽ không ngờ được rằng bà đã hy sinh bao nhiêu tâm huyết đằng sau sự trưởng thành của cậu con trai Vương Gia Bằng.

Có vài người có thể nói, có nhiều cha mẹ không biết chữ không phải cũng dạy được người con tốt sao? Thực ra không phải người mù chữ không biết dạy con. Những cha mẹ này vẫn có thể là những cao thủ dạy con.

Câu thứ ba: Thói quen tốt đều do nuôi dưỡng mà có.

Rất nhiều cha mẹ trách móc trường học, thầy cô và con mình về những thói quen xấu của cháu nhưng lại không hề trách cứ bản thân.

Thực ra phần lớn thói quen của con cái, bất kể là tốt hay xấu đều là do phụ huynh vô tình hay hữu ý nuôi dưỡng mà có.

Họ thường là người tạo nên vấn đề lớn nhất của trẻ, đồng thời cũng là chướng ngại vật lớn nhất cản trẻ sửa chữa lỗi lầm và khuyết điểm. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay không phải là dạy dỗ con mà là giáo dục cha mẹ. 

Họ không thay đổi thì con cái họ cũng không thể thay đổi. Không có đứa trẻ nào không muốn học tốt, chỉ có đứa trẻ không thể học tốt. Không có đứa con nào không dạy được mà chỉ có cha mẹ không biết dạy. 

Vì vậy, trước khi mắng con hãy mắng bản thân; trước khi đánh con, hãy đánh mình, chỉ có như vậy mới có thể thay đổi hoàn toàn chính bạn.

Câu thứ 4: Thành tích tốt đều nhờ giúp đỡ mà có.

Toàn xã hội đều cần có nhận thức chính xác về vấn đề giáo dục tố chất và giáo dục thi cử. Giáo dục thi cử là vấn đề mà nhà trường và phụ huynh đều không né tránh được, cần phải cùng thích ứng. 

Giáo dục năng lực thi cử và giáo dục tố chất không hề mâu thuẫn, không có giáo dục năng lực thi cử thì không phải là giáo dục tố chất thật sự.

Vì vậy, giúp con thích ứng với giáo dục thi cử cũng trở thành một nghĩa vụ nên dốc lòng dốc sức của chúng ta, hơn nữa cách tốt nhất để giúp con giảm gánh nặng chính là tăng gánh nặng lên cha mẹ, tức là chúng ta có thể trở thành người thầy của con mình.

Không phải con trẻ, đối tượng cần giáo dục nhất hiện nay là người lớn, đặc biệt là bố! - Ảnh 9.

Câu thứ 5: Giao tiếp tốt đều do lắng nghe mà có.

Đối với cha mẹ có con vào cấp hai, cấp ba mà nói, lúng túng tồn tại phổ biến là khó giao tiếp được với con mình. 

Trẻ bước vào tuổi dậy thì và người mẹ bước vào tuổi mãn kinh có rất nhiều xung đột không chỉ vì đó là thời rối loạn tâm lý bên trong mà điều quan trọng hơn là áp lực từ bên ngoài lên cả hai người đều rất lớn. 

Con trẻ phải đối diện với áp lực học tập tăng cao, người mẹ phải đối diện với áp lực sự nghiệp. Vì vậy họ càng cần tăng cường giao tiếp với nhau.

Cha mẹ ưu tú phần lớn đều làm rất tốt ở phương diện này. Họ giao tiếp tốt là nhờ bản thân có ý thức tuân theo 3 nguyên tắc dưới đây:

- Bước 1 là lắng nghe, tức là để cho con nói ra và hiểu được ý tứ thực sự trong lời nói của con.

- Bước 2 là hiểu biết, nghĩa là đứng ở góc độ của con để suy ngẫm xem nó có lý hay không, kết quả luôn là thấy có lý.

- Bước 3 là lời khuyên, chính là có đạo lý, con trẻ chưa chắc có thể chọn được hành động đúng đắn, vì vậy cha mẹ nên đưa ra lời khuyên.

Trong 3 bước này thì lắng nghe là việc cha mẹ làm kém nhất.

Mỗi đứa trẻ và mỗi phụ huynh đều có những vấn đề trưởng thành đi kèm. Không có đứa trẻ hay cha mẹ nào không gặp phải vấn đề. Mấu chốt là có thể bình tĩnh tìm ra cách giải quyết vấn đề như những người cha mẹ ưu tú kia.

Câu thứ sáu: Thành tựu tốt đều do giáo dục mà có.

Trí tuệ không phải là điều quan trọng nhất, ý chí còn quan trọng hơn cả trí tuệ, hoài bão lại quan trọng hơn cả ý chí và phẩm đức của một con người còn quan trọng hơn cả hoài bão.

Thực ra đó chính là những thứ quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành của một con người. Khi chúng ta xem tiểu sử của nhân vật nào đó đều có ấn tượng sâu sắc với sự khác biệt trong những giao tiếp chủ yếu thời tuổi thơ của họ. 

Nguyên nhân chính là những ảnh hưởng to lớn của động cơ thành tựu đối với mỗi cá nhân.

Các nhân tố quan trọng nhất như ý chí, hoài bão, phẩm đức không phải đạt hiệu quả nhờ sự rao giảng trong "giáo dục thông thường" của cha mẹ, mà là thông qua hành vi trong "giáo dục tiềm năng" của họ thấm dần vào đầu óc của con trẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại