Không phải chó ngao, loài vật này mới là báu vật của Tây Tạng với công dụng toàn năng, bất kỳ bộ phận nào cũng có thể 'đẻ ra tiền'

JAYDEN |

Với độ cao gần 5000m so với mực nước biển và mùa đông buốt giá âm độ, Tây Tạng có môi trường sống vô cùng khắc nghiệt với hầu hết mọi loài vật. Tuy nhiên, một số ít loài thú bản địa trụ vững ở đây lại có sức khỏe, độ bền và công năng đa dạng hiếm thấy.

Nếu như chó ngao Tây Tạng được mệnh danh là "thần khuyển" với sự uy dũng, mạnh mẽ và lòng trung thành đáng nể thì ở miền cao nguyên này còn một loài thú khác rất được xem trọng.

Đó là bò Tây Tạng, còn được gọi là yak hay yak-nuo, trong tiếng địa phương nghĩa là "báu vật". Vì sao lại thế? Bởi con vật này có thể thích ứng với điều kiện khắc nghiệt, bao gồm môi trường núi cao buốt giá, oxy loãng và thức ăn khan hiếm.

Không chỉ vậy, bò Tây Tạng còn cung cấp cho con người phương tiện di chuyển; cày bừa; giải trí; cho lông để may áo, lều, chăn gối; sữa để làm bơ, phô mai; khi nó già đi thì còn có thể cung cấp thịt; ngay cả phân bò cũng không cần bỏ đi mà được dùng làm nhiên liệu để nhóm lửa, đun nước.

Đặc biệt, trà bơ Tây Tạng (pha từ bơ yak) được xem là đặc sản tuyệt vời thu hút khách du lịch thập phương. Còn các sản phẩm dệt may từ lông bò có thể được bán với giá hàng ngàn đô.

Không phải chó ngao, loài vật này mới là báu vật của Tây Tạng với công dụng toàn năng, bất kỳ bộ phận nào cũng có thể đẻ ra tiền - Ảnh 2.
Không phải chó ngao, loài vật này mới là báu vật của Tây Tạng với công dụng toàn năng, bất kỳ bộ phận nào cũng có thể đẻ ra tiền - Ảnh 3.

Bò yak - báu vật của Tây Tạng (Ảnh: Xinhua, AFP)

Bò Tây Tạng có thân hình uy nghi, mạnh mẽ nhưng cũng rất gọn gàng để không tiêu hao quá nhiều năng lượng. 

Ngoài ra, nó sở hữu bộ lông dài và dày để giữ nhiệt. Tim, phổi của bò yak đều lớn hơn gia súc bình thường để thích ứng với điều kiện oxy loãng.

Biết mình sống ở nơi "thâm sơn cùng cốc" nên yak cũng không hề kén ăn, chúng có thể được chăn thả từ đồng cỏ đến nơi có nhiều cây rậm. 

Loài vật này còn sở hữu bộ móng dày, khỏe để dễ dàng di chuyển trên địa hình cheo leo hiểm trở.

Với những cực phẩm nói trên, bò Tây Tạng đã gắn bó với con người vùng cao suốt hàng ngàn năm qua. Một số tài liệu ở Trung Quốc ghi lại, từ thế kỉ 8 trước công nguyên thì bò yak đã được người dân bản địa thuần hóa. 

Điều đáng buồn là hiện nay số lượng bò yak ngày càng suy giảm, chủ yếu do sự phát triển quá nhanh của con người lẫn tình trạng săn bắn.

Không phải chó ngao, loài vật này mới là báu vật của Tây Tạng với công dụng toàn năng, bất kỳ bộ phận nào cũng có thể đẻ ra tiền - Ảnh 5.

Đua bò yak (Ảnh: Xinhua)

Bò Yak là một phần không thể thiếu trong cuộc sống Tây Tạng. Người nông dân nhờ vào nó để thồ hàng, có thể chở được hơn 200 kg. Nhưng cứ đến dịp lễ hội, chúng lại được "nghỉ làm" mà tham gia vào hội đua bò truyền thống.

Thịt bò yak cũng có hương vị và độ săn chắc riêng biệt. Đầu bếp Tenzin Dundrup - phụ trách chính ở nhà hàng Makye Ame rất nổi tiếng ở Lhasa (Tây Tạng) - cho biết món ba rọi bò có thể gọi là hảo hạng.

Không phải chó ngao, loài vật này mới là báu vật của Tây Tạng với công dụng toàn năng, bất kỳ bộ phận nào cũng có thể đẻ ra tiền - Ảnh 6.

Món bò ba rọi ở Lhasa nhìn thôi cũng chảy nước miếng (Ảnh: Wu Congwen)

"Người Tây Tạng ăn thịt bò yak nhiều nên họ luôn khỏe mạnh, ít khi mắc bệnh" - anh Tenzin chia sẻ. 

Tuy vậy, chưa rõ là nhờ thịt yak hay vì lối sống lành mạnh, hòa mình vào thiên nhiên của người Tây Tạng đã giúp họ có sức khỏe tráng kiện.

Dù không phải là con vật thiêng liêng, nhưng bò yak luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Tây Tạng. Hình ảnh của nó nhắc nhở con người về ý chí sống mạnh mẽ, can trường ở vùng núi cao hẻo lánh và khắc nghiệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại