Khi trung tâm John HanCook được xây dựng tại Chicago vào năm 1956, tòa nhà này tốn khoảng 5 triệu pounds nhôm, khối lượng kim loại đủ để sản xuất 96 chiếc xe bus du lịch.
5 năm sau đó, các kỹ sư đã cải thiện HanCook tốt hơn khi thiết kế Sears Tower – tòa nhà chọc trời cao 1400 foot sử dụng 176 triệu pounds thép.
Dọc theo sông Chicago, các kiến trúc sư đang miệt mài khám phá một loại kiến trúc cao tầng mới được xây dựng hoàn toàn từ gỗ. Chẳng hạn, tòa tháp River Beech là một tòa nhà hình con quay 80 tầng được xây dựng bằng gỗ sồi.
Tuy vậy, tòa tháp này vẫn nằm ở ý tưởng và chưa được chính thức khởi công. Đây là một phần của dự án nghiên cứu giữa Đại học Cambridge, các kiến trúc sư tại Perkins + Will và kỹ sư tại Thornton Tomasetti nhằm trả lời câu hỏi xoay quanh việc làm thế nào để đưa các tòa nhà cao tầng bằng gỗ vào cuộc sống.
River Beech là một trong những ý tưởng tham vọng từng được khởi động từ vài năm trước. Các nhà thiết kế đã đề xuất kế hoạch cho một tòa nhà chọc trời bằng gỗ ở London có tên là Oakwood Tower.
Tại Stockholm, kế hoạch xây dựng một tòa nhà dân cư cao 436 foot – toàn nhà chọc trời cao nhất thành phố - cũng đang được triển khai. Công ty của Zaha Hadid gần đây đã giành được quyền triển khai dự án xây dựng một sân vận động bóng chày hoàn toàn bằng gỗ ở Anh.
Công ty PLP Architecture đang thực hiện dự án xây dựng tòa nhà bằng gỗ tại Hà Lan.
Kỷ nguyên của gỗ đã bắt đầu và nó sẽ thay đổi “bộ mặt” của thành phố. “Tôi luôn tin rằng mọi sự thay đổi tuyệt vời trong kiến trúc đều được sinh ra từ kỷ nguyên của sự sáng tạo”, Michael Green – kiến trúc sư đến từ Vancouver gần đây đã hoàn thiện tòa nhà 7 tầng bằng gỗ ở Minneapolis cho biết.
Tòa tháp bằng kính này được bao bọc bởi một lớp gỗ thành hàng rào.
Tất nhiên, gỗ không phải là một vật liệu mới trong xây dựng. Cho đến tận thế kỷ 19, gỗ vẫn là vật liệu chủ chốt trong xây dựng.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi hàng loạt vụ hỏa hoạn khủng khiếp xảy ra tại các thành phố lớn của Mỹ, phơi bày tính dễ cháy của gỗ và khuyến khích kiến trúc sư tìm ra các vật liệu mới thay thế như thép hay bê tông.
Và cả những hàng rào gỗ bên trong
Tuy nhiên, những phát minh mới trong thời gian gần đây sẽ giúp cho gỗ hấp dẫn trở lại. Gỗ ép, một loại gỗ siêu cứng được tạo thành từ các miếng gỗ khác nhau dán lại tạo nên một chất liệu cứng như thép.
Kết hợp với quy trình sản xuất tự động chính xác, loại vật liệu mới này sẽ cho phép các kiến trúc sư xây dựng những tòa nhà bằng gỗ với độ cao không tưởng. Đặc tính môi trường cũng làm cho vật liệu gỗ hấp dẫn hơn bởi gỗ hoạt động như một hộp khóa carbon dioxide, cô lập CO2 thừa từ không khí.
Tòa nhà bằng gỗ cao nhất hiện nay nằm ở phía Bắc Green’s T3 – một ký túc xá 18 tầng đặt tại Vancouver có tên gọi Brock Commons.
Tòa nhà sẽ hoàn thành trong vài tuần tới và trông giống như bất cứ tòa nhà cao tầng bằng thép hay bê tông khác – móng nhà được xây dựng từ các mô đun bằng gỗ giống nhau trông như trò chơi Lego quá khổ.
Tòa nhà 7 tầng bằng gỗ T3
Còn đây là ký túc xá Brock Commons.
Nội thất bằng gỗ bên trong tòa nhà Brock Commons.
“Tôi cho rằng tòa nhà Brock Commons là một minh chứng cho việc sử dụng gỗ trong xây dựng các tòa nhà có độ cao tương đối trong một khoảng thời gian nhanh và khả thi về mặt kinh tế”, Robert Jackson – kỹ sư kết cấu tại Fast + Epp kiêm thành viên của dự án chia sẻ.
Công ty kiến trúc PLP và Đại học Cambridge đang phối hợp thực hiện dự án xây dựng tòa nhà 80 tầng bằng gỗ.
Oakwood Tower nhìn từ xa.
Bản kế hoạch tòa nhà bằng gỗ ở Stockholm
Gỗ vừa có độ sáng vừa bền, điều này có nghĩa rằng nó phù hợp các tòa nhà cao tầng mà vẫn giữ được trọng lượng. Đồng thời, nó cũng không cứng như thép hay bê tông. Vì những lý do đó, gỗ có thể tạo ra những kiến trúc thân thiện hơn trong tương lai.