Không mảnh vải che thân, người phụ nữ chạy thẳng vào cửa hàng tiện lợi lúc hơn 4h sáng kêu cứu

Khánh An |

Chuyện gì đã xảy ra với người phụ nữ giữa đêm hôm khuya khoắt?

Cảnh ngộ nào đã khiến cho người phụ nữ phải từ bỏ tôn nghiêm của mình, khỏa thân chạy trên đường?

Câu chuyện này bắt đầu khi có một người phụ nữ xông vào trong một cửa hàng cầu xin sự giúp đỡ.

Khoảng 4:22 phút sáng ngày 15/5/2019, một phụ nữ trẻ xông vào bên trong 1 cửa hàng tiện lợi, phục vụ 24/24 tại một ngôi làng ở Phú Điền, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong tình trạng không một mảnh vải che thân. Người phụ nữ toàn thân là máu, thần sắc hoảng loạn, sau khi vào trong tiệm thì liên tục kêu cứu.

Sau khi chứng kiến cảnh này, chủ tiệm không hề khinh thường và thờ ơ mà nhanh chóng lấy quần áo cho cô này mặc, giúp cô khỏi sự khiếm nhã và xấu hổ. Đồng thời, một bạn nam khác trong tiệm cầm chổi lau sạch vết máu trên sàn.

Khi tâm trạng của người phụ nữ ổn định, chủ tiệm mới biết cô này bị chồng bạo hành, nên không còn cách nào khác phải chạy trốn để hy vọng tìm kiếm được sự giúp đỡ của mọi người.

Mạnh Tử, một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Vô tư ác chi tâm, vô nhân dã" (không biết xấu hổ trước cái xấu, không phải là người). Chúng ta từ nhỏ đã tiếp nhận nền giáo dục tốt đẹp, làm sao có thể vô duyên vô cớ làm chuyện xấu hổ "chạy nhồng nhộng" như vậy?

Có thể khiến cho 1 người phụ nữ tâm sinh lý khỏe mạnh từ bỏ hết tự tôn, thể diện và xấu hổ, xông vào cửa hàng tiện lợi cầu cứu mà không một mảnh vải che thân, không màng tới những người trên đường, chứng tỏ người chồng này phải cực kỳ tàn bạo.

Người phụ nữ bày tỏ nguyện vọng, mong muốn cửa hàng giúp đỡ báo cảnh sát, rồi nhanh chóng chạy về nhà vì lo sợ người chồng trong cơn thịnh nộ sẽ làm hại cô con gái đang còn ở trong nhà.

Không mảnh vải che thân, người phụ nữ chạy thẳng vào cửa hàng tiện lợi lúc hơn 4h sáng kêu cứu - Ảnh 2.

Chủ cửa hàng lập tức tìm áo khoác lên người phụ nữ.

Tục ngữ có câu "hổ dữ không ăn thịt con", nhưng lời nói của người phụ nữ vẫn khiến người ta cực kỳ lo lắng.

Nếu như người chồng chưa từng bạo hành con gái, thì tại sao người vợ lại phải căng thẳng tới mức độ đó? Nếu cô biết người chồng chỉ nhắm vào mình mà không động tay tới con gái, thì người vợ này hà tất phải hoang mang tới thế?

Kết nối với lời kể của người vợ, có khả năng người chồng đã nhiều lần thực hiện hành vi bạo lực gia đình, hơn nữa còn động tay cả với con gái ruột của mình, thế nên người vợ mới để lộ ra biểu cảm và lời nói như vậy.

Sau khi nhận được tin báo từ quần chúng, cảnh sát địa phương đã nhanh chóng đến nhà người phụ nữ, khống chế người chồng bạo lực, giải cứu bé gái vẫn còn đang trong phòng.

Luật hình sự Trung Quốc quy định "cố ý gây thương tích thân thể người khác, phạt tù có thời hạn, tạm giữ hoặc quản chế không quá 3 năm", tội gây thương tích nặng nề còn có thể nghiêm trọng hơn. Vì thế, người chồng này chắc chắn sẽ phải trả giá cho những hành vi của mình.

Một bản báo cáo điều tra của Nhật báo Nhân Dân đưa tin ngày 25/11/2020 về "Ngày Quốc gia phòng chống xâm hại phụ nữ" đã trích dẫn một con số khiến người ta vô cùng đau lòng.

Trong 270 triệu gia đình trên toàn Trung Quốc, có 30% phụ nữ đã lập gia đình từng bị bạo hành gia đình, bình quân cứ mỗi 7.4 giây lại có một phụ nữ bị chồng đánh. Mỗi năm cả nước có 157.000 phụ nữ tự sát, trong đó số người tự sát sau các trận bạo hành gia đình chiếm 60%. Số vụ phụ nữ chết khi bị bạo hành gia đình chiếm hơn 40%.

Ngoài ra, một số liệu khác cũng khiến cho người đọc phải rơi lệ: Khi đối mặt với những người chồng vũ phu, những người vợ chỉ lựa chọn báo cảnh sát sau khi chịu ngược đãi quá 35 lần.

Không mảnh vải che thân, người phụ nữ chạy thẳng vào cửa hàng tiện lợi lúc hơn 4h sáng kêu cứu - Ảnh 4.

Trong khi đó tại Việt Nam, báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời.

Ở Việt Nam, phụ nữ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với việc bị người khác bạo lực. Bạo lực đối với phụ nữ vẫn bị che giấu. Một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. 

Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.

Trẻ em cũng là nạn nhân khi sống trong môi trường bạo lực. Trong số phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác, 61,4% cho biết con cái họ đã từng chứng kiến hoặc nghe thấy bạo lực. 

Phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục nói rằng con cái họ (từ 5 đến 12 tuổi) thường có các vấn đề về hành vi.

Không mảnh vải che thân, người phụ nữ chạy thẳng vào cửa hàng tiện lợi lúc hơn 4h sáng kêu cứu - Ảnh 6.

Sự nhẫn nhịn và bao dung của người phụ nữ trong những tình huống này thật không ngờ lại chính là yếu tố tiếp tay cho việc bạo hành tiếp diễn hết lần này tới lần khác.

Bạo lực gia đình không được có lần một, kiên trì nhẫn nhịn chỉ khiến cho kẻ bạo hành càng thêm phần tàn ác, phụ nữ cần phải nắm trong tay vũ khí pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng về sức khỏe và tính mạng của chính mình

Khi gặp phải bạo hành gia đình, các nạn nhân đừng quá sợ hãi mà hãy lập tức báo cảnh sát, hãy tới bệnh viện lưu lại các ghi chép nhập viện, hoàn thành các báo cáo xét nghiệm thương tích. Các tài liệu tố cáo ở Hội Phụ nữ, Ủy ban khu phố, xã huyện, giấy cam kết không tái phạm bạo lực gia đình, cũng đều có thể dùng làm tài liệu chứng minh hành vi bạo hành. Tốt hơn nữa là ghi được các video chứng minh hành vi bạo hành.

Người phụ nữ, người vợ cần kiên quyết ly hôn đối với người bạn đời có hành vi bạo lực gia đình nhiều lần. Khoan dung và nhẫn nhịn không phải là cái cớ để tái diễn bạo hành hết lần này tới lần khác. Ở bên những người chồng như vậy, phụ nữ không thể chắc chắn liệu rằng cuộc sống hôn nhân của mình sau đó có thay đổi được như cam kết của đối phương hay không.

Quay trở lại với người phụ nữ "khỏa thân chạy trốn" giữa đêm khuya, cô vừa đáng thương vừa đáng trách vì đã để cho người chồng có cơ hội đẩy mình tới hoàn cảnh không một mảnh vải che thân, phải chạy trốn ra ngoài. Cô chính là một điển hình của nhóm phụ nữ "nhẫn nhịn".

Không mảnh vải che thân, người phụ nữ chạy thẳng vào cửa hàng tiện lợi lúc hơn 4h sáng kêu cứu - Ảnh 8.

Vì gia đình, nhẫn nhịn chút cho xong. Vì con cái, nhẫn nhịn chút mọi chuyện sẽ qua.

Sự bao dung nhẫn nhịn của người vợ là một trong những yếu tố giúp cho bạo lực gia đình còn đất sống. Câu chuyện của người phụ nữ nói trên nhắc nhở tất cả những người vợ có cần hành động và thay đổi nếu không may rơi vào tình trạng tồi tệ kể trên.

Nếu tình trạng này tái diễn, người chồng không chịu sự trừng phạt của pháp luật thì cô ấy sẽ là một trong 30% người từng bị bạo hành gia đình hay trong 60% số người tự sát sau các trận bạo hành, hay nằm trong số 40% người tử vong khi bị bạo hành gia đình?

Hy vọng tất cả những người chồng trên thế giới này đều có thể tỉnh táo để nhận ra một điều cốt lõi: 

Gia đình hòa thuận nhờ sự đồng tầm hiệp lực, giúp đỡ chia sẻ giữa vợ và chồng, chứ không bao giờ có được nhờ vũ lực và nắm đấm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại