Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận

PAN NHÍ |

Năm ngoái, ô nhiễm không khí đã giết chết nhiều người Ấn Độ hơn bất kì yếu tố nguy hiểm nào khác, và New Delhi nằm trong số những thành phố ô nhiễm nhất cả nước. Tuy nhiên, gánh nặng này lại không được chia sẻ một cách công bằng.

Khoảng 7 giờsáng, Monu, 13 tuổi, vén màn và bò ra khỏi giường. Dưới chân cậu bé là một nền đất bẩn và bụi bặm. Bên ngoài, mẹ cậu đang chuẩn bị bữa sáng trên bếp lửa.

Vài dặm cách New Delhi, thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, Aamya 11 tuổi trèo ra khỏi giường và bước xuống hành lang, đi qua một chiếc máy lọc không khí đang hiển thị mức độ ô nhiễm bằng những con số phát sáng.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 1.

Không khí tương đối trong lành trong căn hộ của Aamya ở Greater Kailash II, một trong những khu dành cho giới trung lưu và thượng lưu ở Delhi. Cửa ra vào và cửa sổ của ngôi nhà được trang bị đắt tiền giúp ngăn gió bụi. Các phòng trong ngôi nhà được lấp đầy bởi âm thanh ồn ào của máy lọc không khí.

Ngược lại, Monu phải hít thở bầu không khí ô nhiễm hơn. Cậu sống trong một túp lều ở khu ổ chuột gần sông Yamuna. Dòng sông này được đánh giá là bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cậu là đứa con thứ bảy trong gia đình có 9 người con. Cậu thường xuyên chứng kiến cảnh một trong những người anh em của mình ho hắng liên tục và phải tìm hơi ấm gần bếp củi của gia đình.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 2.

Năm ngoái, ô nhiễm không khí đã giết chết nhiều người Ấn Độ hơn bất kì yếu tố nguy hiểm nào khác, và Delhi nằm trong số những thành phố ô nhiễm nhất cả nước. Tuy nhiên, gánh nặng này lại không được chia sẻ một cách công bằng.

Trẻ em từ các gia đình nghèo ở Delhi dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn. Những hộ gia đình nghèo thường sử dụng bếp đốt bằng củi và điều đó tạo ra rất nhiều muội than. Họ không thể mua được những chiếc máy lọc không khí, thứ mà đang trở nên phổ biến trong những ngôi nhà giàu có. Đặc biệt, những người nghèo còn chẳng nghĩ nhiều đến ô nhiễm không khí, bởi họ còn phải đối mặt với vấn đề cấp bách hơn, đó là không có gạo và thức ăn.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 3.

Tiền là thứ có thể giúp một gia đình có thể hạn chế tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm chết người ở Delhi, nhưng nó cũng chỉ ở một mức độ nào đó. Máy lọc không khí và phòng kín chỉ có thể giúp được một phần. Mặc dù không thể ước tính được chính xác, nhưng theo các chuyên gia, ngay cả những đứa trẻ sống trong một gia đình khá giả như Aamya cũng có thể bị suy giảm tuổi thọ vì lượng không khí độc hại mà chúng hít thở mỗi ngày.

Trong một ngày, Monu tiếp xúc với không khí ô nhiễm gấp 4 lần Aamya. Điều này nếu kéo dài và liên tục có thể cướp đi sinh mạng của Monu sớm hơn 5 năm so với một đứa trẻ thuộc tầng lớp thượng lưu như Aamya.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 4.

Ngày 3/12/2019, các nhà báo của The New York Times đã cùng các nhà nghiên cứu ở ILK Labs theo dõi mức độ ô nhiễm không khí mà hai đứa trẻ tiếp xúc mỗi ngày.

Họ theo dõi hai đứa trẻ và đo chất lượng không khí mà chúng hít thở tại mọi thời điểm. Trong các loại vật chất lẫn trong không khí, có một loại hạt độc cực nhỏ có tên là PM2.5, đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể xâm nhập vào máu.

Monu và Aamya chưa bao giờ gặp nhau, nhưng cả hai gia đình đều biết về nhau. Cha mẹ của các em đã đồng ý tham gia dự án này sau khi các nhà nghiên cứu giải thích rằng họ có thể đo mức độ phơi nhiễm ô nhiễm của trẻ em từ các hoàn cảnh khác nhau. Mẹ của Aamya cho biết bà hi vọng điều này có thể giúp nâng cao nhận thức về những nguy cơ sức khỏe mà các gia đình ít có nguồn lực phải đối mặt.

Các nhà khoa học sau khi tiến hành theo dõi đã thấy rõ sự khác biệt về chất lượng không khí mà những đứa trẻ hít vào.

Tình trạng ô nhiễm ở Delhi gần như hiện diện khắp mọi nơi

Bạn có thể thấy nó, một làn khói mù mịt ngay trên đường phố. Bạn có thể ngửi thấy nó, và thậm chí bạn có thể nếm nó ngay trên đầu lưỡi của mình. Nó có thể khiến bạn bị bỏng mắt, ngứa cổ họng và đầu bạn thì sẽ bị choáng váng. Các hạt nhỏ trôi nổi trong không khí làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông trong cơ thể khiến con người dễ bị đau tim và đột quỵ. Chúng cũng có thể làm hỏng gan và não của bạn.

Một số hạt được cấu tạo từ các vật chất rất độc như thạch tín và chì. Các thành phần khác có thể ít độc hơn, nhưng tác động tích lũy của chúng là một vấn đề khác. Với mức độ thường xuyên đáng báo động, các nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện mới về những cách ô nhiễm không khí gây hại cho cơ thể con người.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 5.

Ngay sau báo cáo này, đại dịch Covid-19 đã bùng phát. Mức độ ô nhiễm không khí đã giảm mạnh vào mùa xuân năm nay trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt của Ấn Độ. Điều này tạo ra một cảnh tượng hiếm có ở thành phố: một bầu trời trong xanh. Đáng buồn thay, điều này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi lệnh giãn cách được hủy bỏ vào mùa hè, tình trạng ô nhiễm đã quay trở lại. Và bây giờ, khi mùa đông đang đến, ô nhiễm không khí trên khắp đất nước Ấn Độ lại một lần nữa chạm mức nguy hiểm.

Các bác sĩ đang lo lắng rằng không khí độc hại khiến cho virus dễ lây lan hơn. Tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao, tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp tăng cao và con người dễ mắc thêm các loại bệnh nhiễm trùng khác.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 6.

Tiến sĩ Arvind Kumar, một bác sĩ phẫu thuật và là người sáng lập Tổ chức Chăm sóc Phổi của New Delhi cho biết: "Chúng tôi đang thấy nó xảy ra trước mắt. Rất nhiều người nhập viện từ các khu vực ngoại vi, nơi có mật độ dân số và mức độ ô nhiễm không khí nặng nề. Người giàu có thể có những chiếc máy lọc không khí chất lượng tốt nhất, nhưng người nghèo thì không thể."

Theo các nhà báo của tờ NYTimes, không khí ô nhiễm đã khiến bầu trời trở nên xám xịt trong buổi sáng họ lái xe đến nhà của Monu và Aamya. Các phép đo của Chính phủ cho thấy vật chất dạng hạt mịn ở mức 130mg/m3, cao gấp 5 lần so với mức an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhưng người dân địa phương lại cho biết, hôm đó là một ngày có chất lượng không khí tốt.

Aamya và Monu đến trường qua làn sương khói trắng vào sáng sớm.

Monu đạp xe đến một trường học ngoài trời miễn phí dưới gầm cầu, cách nhà khoảng 5 phút đạp xe trên một con đường đầy bụi. Cậu cho biết cậu thích các hoạt động thể chất và mong muốn trở thành một sĩ quan trong Quân đội Ấn Độ khi lớn lên.

Aamya cũng thích thể thao, nhưng cô ấy muốn trở thành một nhạc sĩ. Cô bé đến trường cùng mẹ trong chiếc ô tô của gia đình.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 7.

Aamya theo học tại một trường tư thục, Trường Ardee, được biết đến với nỗ lực giúp học sinh của mình tránh khỏi ô nhiễm không khí tối đa nhất có thể. Học phí của trường khoảng 6,000$ mỗi năm (khoảng 120 triệu đồng). Ngược lại, trường của Monu miễn phí học phí nhưng lại không có tường và cửa. Các giáo viên tình nguyện tại trường phải thật cố gắng để giảng bài khi các chuyến tàu điện ngầm ầm ầm cứ cách 5 phút lại đi qua đầu một lần.

Cả buổi sáng, khi Monu đang ngồi nghe giảng, ô tô và xe máy lao vút qua con phố cạnh trường cậu, bụi tung mù mịt và khói thải ra khiến mọi người phải nín thở. Trường học của Aamya có máy lọc không khí trong mỗi phòng, được liên kết với nhau thông qua một ứng dụng điện thoại mà ban giám hiệu giám sát liên tục.

Không có nguyên nhân duy nhất gây ra vấn đề ô nhiễm của Ấn Độ - và không có giải pháp duy nhất

Người Ấn Độ đã học thêm được một điều: Mùa thu và mùa đông là mùa ô nhiễm. Khi nhiệt độ không khí giảm và tốc độ gió giảm, các chất ô nhiễm tập trung vào các thành phố của Ấn Độ, đặc biệt là phía Bắc, nơi nằm dưới chân dãy núi Himalaya. Dãy núi này đã tạo thành một rào cản ngăn chặn sự chuyển động của không khí.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 8.

Bản thân các chất ô nhiễm cũng đến từ rất nhiều nguồn. Theo một số ước tính, khí thải xe cộ chiếm khoảng 20 - 40% PM2.5 ở New Delhi. Khí thải từ các hộ gia đình và các khu công nghiệp cũng đóng một vai trò nào đó. Và khi thời tiết bắt đầu vào thu, nông dân ở các vùng quê sẽ đốt rơm rạ, và khói sẽ tạo ra những đám mây khổng lồ đen đặc trôi dạt đi hàng dặm. Kết quả cuối cùng là New Delhi đã trở thành thành phố có lớp sương mù dày nhất thế giới.

Chính phủ Ấn Độ không lấy việc chống ô nhiễm không khí trở thành ưu tiên hàng đầu. Nhiều quan chức coi đó là cái giá mà họ sẵn sàng trả cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, vốn đã đưa hàng trăm triệu người thoát nghèo.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 9.

Không phải lúc nào bạn cũng tìm thấy những người biểu tình phẫn nộ trên đường phố, cho dù xung quanh được bao phủ bởi một lớp khói bụi. Các nhà hoạt động môi trường cho biết hầu hết mọi người không biết thực hư ra sao.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết, không có khoản tiền nào, dù lớn đến đâu có thể khắc phục được vấn đề. Họ nói rằng cần phải có nhiều hành động lớn hơn để làm cho các thành phố của Ấn Độ trở nên trong lành hơn, cho cả người giàu lẫn người nghèo.

Vào cuối ngày, một kẻ thù vô hình sẽ xuyên qua cửa ra vào và cửa sổ của cả người giàu và người nghèo.

Sau khi tan học, Aamya và Monu trở về nhà. Khi Aamya ngồi vào bàn ăn tối, máy lọc không khí tiếp tục những tiếng ồn trấn an. Một ngày của Monu cũng kết thúc với mức độ ô nhiễm cao, nhưng sự tiếp xúc với ô nhiễm của Aamya cũng tăng lên vào buổi tối.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 10.

Khi Aamya đi ngủ, mức độ hạt mịn trong nhà của cô là 100mg/m3, đây là mức độ ô nhiễm cao nhất trong ngày. Còn Monu, mức độ tiếp xúc cao hơn nhiều khi các gia đình xung quanh đốt lửa lớn để nấu ăn và giữ ấm.

Mẹ của Monu, bà Ranju, không bao giờ nghĩ về ô nhiễm không khí. Khi được hỏi về điều nay, bà cười và xua tay nói: "Đó là nỗi lo lắng ít nhất của tôi".

Một ngày của Ranju rất dài và vất vả, nó bắt đầu từ 4 giờ sáng kéo dài đến 10 giờ đêm. Gia đình của Monu không có nước sinh hoạt, vì vậy bà phải lấy nước mỗi ngày từ máy bơm tay. Bà phải chăm sóc 9 đứa con và nấu ăn, dọn dẹp mỗi ngày. Bà chưa bao giờ được đi học.

Mẹ của Aamya, bà Bhavna, có bằng MBA, làm việc nhiều năm với tư cách là giám đốc điều hành tiếp thị và khi còn là một phụ nữ trẻ, bà sống ở Paris. Ô nhiễm không khí là một nỗi lo lớn đối với cô, đặc biệt là khi Aamya mắc bệnh hen suyễn.

Không khí sạch - thứ xa xỉ nhất tại Ấn Độ bởi không phải ai cũng được hưởng, người giàu hay kẻ nghèo cũng chịu chung số phận - Ảnh 11.

Và ngay cả chiếc giường ấm áp cũng không hoàn toàn an toàn cho những đứa trẻ. Khi Aamya ngủ, cô bé hít phải nhiều chất ô nhiễm hơn hầu hết trẻ em trên thế giới. Điều này còn tồi tệ hơn nhiều đối với Monu. Khoảng thời gian ô nhiễm nhất trong ngày của Monu xảy ra khi ở nhà, đặc biệt là lúc cậu chìm vào giấc mơ của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại