Không được đưa vào số liệu chính thức, khoản nợ 'vô hình' này ngày càng lớn khiến các công ty Trung Quốc có thể điêu đứng vì vỡ nợ!

Hương Giang |

Khoản nợ nước ngoài mà các công ty Trung Quốc đang nắm giữ ngày càng nhiều, giờ đây đã cao hơn khoảng 1/3 so với số liệu chính thức được công bố. Điều này làm tăng áp lực đối với dự trữ tiền tệ của Trung Quốc khi một loạt khoản nợ sẽ đáo hạn vào năm 2020.

Theo số liệu của Bloomberg, ngoài khoản nợ nước ngoài 2 nghìn tỷ USD được đưa vào số liệu chính thức, các công ty Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 650 tỷ USD khoản nợ khác của những công ty con ở nước ngoài. Số liệu này cho thấy, theo đó khoảng 70% khoản nợ đó được đảm bảo bởi những công ty mẹ trong nước và những công ty con của họ. Trong quý tới, khoản nợ đáo hạn sẽ tăng lên, với 63 tỷ USD chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2020.

Tình trạng các công ty Trung Quốc ráo riết tìm đến đồng USD để thanh toán các khoản nợ xảy ra khi giới chức nước này cho phép đồng CNY rớt xuống mức dưới 7 đổi 1 USD, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang. Hiện tại, quốc gia này đang phải đối mặt với rủi ro tương tự như khi phá giá đồng nội tệ vào năm 2015. Ở thời điểm đó, việc thanh toán nợ nước ngoài đã dẫn đến tình trạng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Ji Tianhe, chiến lược gia của BNP Paribas SA tại Bắc Kinh, nhận định: "Rủi ro trong việc thanh toán nợ của Trung Quốc có thể đang bị đánh giá thấp, khi khoản nợ này nằm ngoài dữ liệu chính thức." Ông nói thêm rằng khoản dự trữ ngoại tệ 3,1 nghìn tỷ USD "chỉ vừa đủ" để giải quyết rủi ro.

Không được đưa vào số liệu chính thức, khoản nợ vô hình này ngày càng lớn khiến các công ty Trung Quốc có thể điêu đứng vì vỡ nợ! - Ảnh 1.

Theo IMF, các quốc gia kiểm soát dòng vốn xuyên biên giới như Trung Quốc được khuyến nghị nắm giữ khoản dự trữ khoảng 30% giá trị của nợ nước ngoài ngắn hạn, 20% các khoản nợ bên ngoài khác, 10% xuất khẩu và 10% "tiền mở rộng" (broad money) để ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra.

Theo Natwest Markets Plc., áp dụng khuyến nghị trên vào số liệu chính thức về các khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc cho thấy quốc gia này cần ít nhất 2 nghìn tỷ USD dự trữ trong cuộc khủng hoản tiền tệ, và nhiều hơn thế nữa nếu việc kiểm soát vốn không được thực hiện tốt. Nếu khoản nợ nước ngoài của các công ty Trung Quốc được tính vào, thì lượng dự trữ cần phải cao hơn.

Trung Quốc không đưa khoản nợ của các công ty ở nước ngoài vào khi tính đến nợ nước ngoài, và điều này cũng phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, theo Cục Quản lý Ngoại hối Quốc gia (SAFE), cơ quan trực thuộc PBOC. SAFE cũng nhấn mạnh rằng việc rót vốn cho các công ty ở nước ngoài đều được họ giám sát chặt chẽ theo quy định, theo văn bản trả lời phỏng vấn Bloomberg của cơ quan này.

Ye Haisheng, giám đốc phụ trách mảng quản lý tài khoản vốn của SAFE, cho biết "nhìn chung thì rủi ro liên quan đến nợ nước ngoài của Trung Quốc vẫn đang được kiểm soát" và hiện vẫn có "room" để tăng thêm nữa. Ông cho biết thêm: "Tuy nhiên, một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nợ nước ngoài sẽ phải chịu rủi ro và thậm chí là rơi vào khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ" khi môi trường bên ngoài trở nên tồi tệ hơn, ông đề cập đến những giai đoạn như tình trạng nợ công ở châu Âu trong thập kỷ qua.

Áp lực đối với các công ty Trung Quốc khi thanh toán nợ hoặc tái cấp vốn cho trái phiếu sẽ tăng lên vào năm 2020, theo số liệu do Bloomberg tổng hợp. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng CNY xuống mức thấp nhất trong hơn 1 thập kỷ giữa căng thẳng thương mại có thể khiến quá trình trên trở nên phức tạp hơn. Theo nghiên cứu từ Nomura, các khoản nợ tăng dần và quy tắc ngày càng chặt chẽ hơn sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ, dòng vốn inflow sụt giảm và thậm chí là cả outflow, nguồn cung tín dụng trong nước bị thắt chặt.

Guan Tao, một cựu quan chức của SAFE, cho hay: "Theo thống kê, các khoản vay của những công ty ở nước ngoài không phải là nợ trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu được bảo lãnh bởi các công ty trong nước, thì nó sẽ trở thành khoản nợ tiềm tàng."

Nếu các công ty đang gặp khó khăn khi trả lãi hoặc thanh toán nợ, thì hậu quả có thể lan rộng hơn. Vào tháng 6, China Construction Bank Corp. đã phải thanh toán một khoản vỡ nợ 300 triệu USD từ một đơn vị nước ngoài của China Minsheng Investment Corp., bởi họ đã phát hành một tín dụng thư dự phòng.

Guan nhận định, các công ty mẹ trong nước cũng có thể phải gia tăng tài sản thế chấp nếu đồng CNY có biến động mạnh, và điều này sẽ làm tăng chi phí cho bên đi vay. Ông cho biết thêm rằng không nên "cường điệu hoá" những rủi ro, bởi chúng ta cần phải phân tích theo từng trường hợp.

Không được đưa vào số liệu chính thức, khoản nợ vô hình này ngày càng lớn khiến các công ty Trung Quốc có thể điêu đứng vì vỡ nợ! - Ảnh 3.

Theo số liệu của Bloomberg, hiện tại, các nhà phát triển bất động sản là những bên đi vay ở nước ngoài nhiều nhất và hiện đã nắm giữ gần 169 tỷ USD tính đến ngày 23/8. JPMorgan ước tính rằng các công ty này sẽ cần phải tái rót vốn khoảng 39 tỷ USD trái phiếu ở hải ngoại trước tháng 6/2020.

Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra những động thái để phòng ngừa rủi ro. Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đã công bố các quy tắc hồi tháng 6 về việc giới hạn số lượng doanh nghiệp nhà nước ở địa phương được bán trái phiếu ra nước ngoài. Và tháng trước, các quy tắc đối với những nhà phát triển bất động sản bán trái phiếu nước ngoài cũng được thắt chặt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại