Không đâu như Trung Quốc: Tham vọng “in 3D” đập thuỷ điện cao 180 mét vỏn vẹn trong 2 năm, kỳ quan xây dựng ra đời nhờ máy móc tự vận hành

Thiên Di |

Một khi đi vào hoạt động, đập thuỷ điện Dương Khúc sẽ sản xuất gần 5 tỷ kWh điện mỗi năm cho tỉnh Hà Nam của Trung Quốc, nơi có 100 triệu người sinh sống và được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa.

Không đâu như Trung Quốc: Tham vọng “in 3D” đập thuỷ điện cao 180 mét vỏn vẹn trong 2 năm, kỳ quan xây dựng ra đời nhờ máy móc tự vận hành- Ảnh 1.

Như tờ South China Morning Post trích dẫn từ một bài viết trên tạp chí khoa học của Đại học Thanh Hoa năm 2022, Trung Quốc đang áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ in 3D để xây dựng đập thuỷ điện Dương Khúc cao 180 mét chỉ trong 2 năm. Tức là dự án này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024 mà chỉ cần đến số ít nhân công.

Một khi đi vào hoạt động, đập Dương Khúc sẽ sản xuất gần 5 tỷ kWh điện mỗi năm cho tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Nơi đây có 100 triệu người sinh sống và được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Một đường dây điện cao thế dài 1.500 km cũng được xây dựng riêng để truyền tải năng lượng xanh từ khu vực sản xuất.

Tuy nhiên, phương pháp in 3D được mô tả như là “chất phụ gia” giống như mọi phương pháp xây dựng khác. Nhưng phương pháp này đặc biệt nhờ khả vận hành tự động, cần rất ít nhân công hoặc thậm chí không cần đến sức người.

Không đâu như Trung Quốc: Tham vọng “in 3D” đập thuỷ điện cao 180 mét vỏn vẹn trong 2 năm, kỳ quan xây dựng ra đời nhờ máy móc tự vận hành- Ảnh 2.

Một số máy móc tự động sẽ được sử dụng trong quá trình xây dựng đập Dương Khúc bằng in 3D. Ảnh: Đại học Thanh Hoa

Theo nhà khoa học chính của dự án Liu Tianyun, đập thuỷ điện Dương Khúc được xây dựng theo từng phần. Mọi thiết bị từ máy xúc, xe tải, máy ủi và xe lu, đều được điều khiển và giám sát bởi AI, áp dụng cùng một quy trình sản xuất như trong in 3D.

Nhờ có tính toán từ AI, các xe tải sẽ vận chuyển đúng loại vật liệu đến đúng vị trí và thời điểm. Xe ủi và xe trộn bê tông sẽ sử dụng vật liệu đó để xây dựng từng lớp kết cấu của công trình.

Các xe lăn tự động được trang bị cảm biến sẽ ép lớp vật liệu mới xây cho đến khi chúng thật chắc chắn. AI trung tâm sử dụng cảm biến để giám sát chất lượng công trình bằng cách phân tích độ rung của mặt đất và các dữ liệu khác.

Ngoài ra, công nghệ in 3D được phát triển để giảm lãng phí từ việc sử dụng vật liệu quý, đồng thời tạo ra ít chất thải hơn so với các phương pháp truyền thống.

Ông Liu nhấn mạnh ưu điểm lớn nhất của máy móc là khả năng hoạt động trong môi trường nguy hiểm cho con người. Chúng sẽ không bị đau đầu do thiếu oxi hay kiệt sức sau khi làm việc liên tục 24 giờ.

Theo nhà khoa học, việc xây dựng đập và in 3D “giống hệt nhau về bản chất”. Công nghệ in 3D sau nhiều năm thử nghiệm đã đủ khả năng để áp dụng cho các dự án lớn, giúp giảm bớt công việc nặng nhọc và nguy hiểm cho con người.

Các kỹ sư Trung Quốc cũng không còn xa lạ gì với AI, vốn được áp dụng để xây dựng đập Bạch Hạc Than - con đập lớn thứ hai thế giới - vỏn vẹn trong 4 năm. Đến hiện tại, AI chủ yếu đóng vai trò điều phối các dự án.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại