Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ?

J |

Trái với những gánh xiếc thông thường, cá heo trong thủy cung diễn xiếc vì chúng thích điều đó.

Nếu đã có lần được đến thăm và trải nghiệm tại một số thủy cung trên thế giới, bạn sẽ được chứng kiến những tiết mục cực kỳ đặc biệt của các loài thủy sinh cực kỳ thông minh và đáng yêu: cá heo, sư tử biển, rái cá...

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 1.

Nhưng như đã biết, không một loài động vật hoang dã nào sinh ra đã biết diễn trò. Chúng đều phải trải qua một quá trình khổ luyện. Và chúng ta đã được biết đến những sự thật tàn nhẫn diễn ra bên trong rạp xiếc thú, nơi các loài động vật hoang dã bị ngược đãi, hành hạ chỉ để diễn trò phục vụ cho con người.

Còn ở các thủy cung thì khác, họ không hề dùng roi vọt. Chúng sẽ được diễn xiếc bằng tình yêu thương.

Không dùng roi vọt, các thủy cung phải làm gì để huấn luyện cá heo làm xiếc?

Ở thủy cung, các chuyên gia huấn luyện thú sử dụng phương pháp đã được quốc tế công nhận, thậm chí còn có hẳn những khóa học huấn luyện động vật biển dành cho con người. Đó là Positive reinforcement (Tạm dịch: tăng cường theo hướng tích cực).

Phương pháp này như thế nào? Có thể hiểu đơn giản là các chuyên gia sẽ chia nhỏ, huấn luyện thú theo từng bước, rồi cuối cùng tổng hợp lại thành một màn trình diễn riêng biệt.

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 2.

Ví dụ, muốn một con cá heo biết nhảy qua vòng, đầu tiên nó sẽ được dạy bơi qua vòng trước đã. Sau khi thành thục, vòng sẽ được nâng dần lên khỏi mặt nước, và cứ như vậy, chúng ta sẽ có được một diễn viên xiếc cực kỳ điệu nghệ.

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 3.

Nhưng tất nhiên đây chỉ là những bước cơ bản. Để có những màn trình diễn khó hơn, các chuyên gia sẽ sử dụng kèm một số công cụ khác.

Yên tâm đi, không phải roi vọt gì đâu. Công cụ khác ở đây là ra hiệu bằng tay hoặc còi, với các tín hiệu đặc biệt để chúng hiểu người huấn luyện muốn gì.

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 4.

Một thứ không thể thiếu ở phương pháp này là phần thưởng. Chúng sẽ được thưởng đồ ăn mỗi khi hoàn thành hiệu lệnh của người huấn luyện, qua đó tạo thành động lực để thực hiện các thử thách tiếp theo.

Còn khi làm sai thì sao nhỉ? Cũng không hề có sự trừng phạt nào cả. Người huấn luyện chỉ đơn giản là không thưởng nữa, để chúng có thời gian tự nhận ra lỗi sai nằm ở đâu.

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 5.

Và góc khuất đen tối của những gánh xiếc rong

Dù vậy, việc nuôi nhốt các loài sinh vật biển như cá heo để phục vụ cho loài người đang gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là những gánh xiếc rong - một trong những vấn đề nổi cộm về quyền động vật tại Đông Nam Á.

Indonesia là một trong những quốc gia điển hình với ngành dịch vụ này. Các loài thuỷ sinh ở đây khiến cho nhiều người bất mãn là cách vô cùng tàn nhẫn mà họ áp dụng nhằm vắt kiệt sức lao động của chúng.

Cụ thể hơn, đặc thù của ngành xiếc rong là nay đây mai đó, di chuyển rất nhiều. Và họ vận chuyển cá heo, thậm chí là cá voi, bằng cách nhồi nhét chúng lên xe tải, trong những bể nước trông như... quan tài vậy.

Với những loài vật ưa tự do như cá heo, việc phải sinh sống trong một môi trường chật hẹp sẽ khiến chúng cực kỳ căng thẳng, rơi vào tình trạng stress kéo dài. Cộng thêm việc bị ép buộc biểu diễn, nhiều con đã chết và bị vứt bỏ không thương tiếc.

Không đánh đập, không ngược đãi - vậy cá heo được huấn luyện như thế nào nhỉ? - Ảnh 6.

Cá heo bị bắt và nhồi nhét lên những chiếc xe tải chật chội khi di chuyển

Do vậy, nhiều tổ chức về quyền và động vật đã lên tiếng, kêu gọi và cảnh tỉnh người dân về những hành vi được cho là "tàn ác" và "vô nhân tính" trong các gánh xiếc rong.

Tuy nhiên, dường như nỗ lực của họ chưa có kết quả, khi tại Indonesia nói riêng và nhiều quốc gia nói chung, các gánh xiếc cá heo vẫn đang hoạt động rầm rộ.

Kết

Xét cho cùng, việc nuôi nhốt cá heo chưa chắc đã hoàn toàn sai. Có thể những chú cá heo được sinh ra trong môi trường nuôi nhốt, nên khả năng hòa nhập với tự nhiên là rất khó khăn. Hơn nữa, trong các thủy cung, con người đối xử với chúng không tệ. Thậm chí nhiều chuyên gia cho biết chúng còn thích điều đó.

Nhưng với những gánh xiếc rong, nơi họ tận thu sức lao động của cá heo, thiết nghĩ các tổ chức cần có một hành động nào đó quyết liệt hơn nữa.

Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Hãy để lại bình luận cho chúng tớ biết.

Nguồn: Wonderopolis, The do do, The dolphin project

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại