Thời Tiên Tần, người ta đã biết đào đá viên vào mùa đông và cất chúng vào hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức. Người phụ trách việc khai thác, lưu trữ và sử dụng băng vào thời nhà Chu được gọi là lăng nhân.
Không có điều hòa, người xưa có hầm băng
Vào thời điểm đó, phòng băng - nơi chứa đá được gọi là lăng thất, có thể trữ đá từ mùa đông cho đến mùa hè. Hộp đựng đá bằng đồng có tên là “băng giám”, được coi là chiếc tủ lạnh cổ xưa.
Ở thời Tống, việc quản lý sử dụng băng thậm chí còn được liệt vào trong danh sách các sự kiện trọng đại của quốc gia cùng với chính sách quản lý ngựa, muối và trà.
Thời Tiên Tần, người ta đào đá viên vào mùa đông và cất chúng trong hầm để sử dụng cho mùa hè nóng bức.
Sau này, người ta tìm ra cách giữ đá trong tầng hầm (thường được gọi là hầm băng) vào mùa đông, để đá có thể sử dụng được cho năm sau.
Tuy nhiên, nếu bảo quản theo cách này, hàng năm khoảng 2/3 lượng băng dự trữ bị tan chảy. Vì lẽ đó nên người xưa thường sẽ tăng lượng băng dự trữ lên gấp 3 lần lượng băng cần thiết sử dụng.
Không có tủ lạnh, người xưa có băng giám
Băng giám được ví như chiếc tủ lạnh thời đó, bởi nó được dùng để cất trữ, bảo quản đồ ăn trong những ngày hè oi bức.
Băng giám được ví như chiếc tủ lạnh thời cổ đại.
Hai bên hộp là vòng nâng, phía trên có nắp đậy. Khi mở nắp ra thì bên trong xuất hiện hai lớp giống như chữ “回”, lớp bên ngoài để đá, lớp bên trong để đựng các đồ cần ướp lạnh.
Hoàng gia và tầng lớp quý tộc có thể thưởng thức đồ uống có đá và rượu vang ướp lạnh. Băng giám chính là chiếc “tủ lạnh không chứa flour” thân thiện với môi trường.
Không có chiếu lạnh, người xưa có trường kỷ
Người xưa dùng nhiều loại giường cho mùa hè, trong đó thông dụng nhất là trường kỷ mây tre hoặc trường kỷ gỗ. Trường kỷ có hai loại: Trường kỷ dạng hộp và trường kỷ dạng khung.
Không có chiếu lạnh, người xưa có trường kỷ.
Khu vực sản xuất chiếu trúc quan trọng nhất là ở Kỳ Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Nơi đây có rất nhiều tre kỳ trúc, màu sắc tươi sáng, các dải tre nhẹ và mềm. Vì vậy chúng rất phù hợp để làm chiếu.
Nhiều nhà thơ ở hai thời Đường - Tống khi nhắc đến Kỳ Châu, họ đều ca ngợi chiếu trúc của nơi đây. Hàn Dũ từng nhận được chiếc chiếu trúc từ người bạn tốt của mình là Trịnh Quần, ánh vàng rực rỡ của chiếu làm ông mê mẩn, ngoài ra ông còn tán thưởng nó với gia đình.
Bên cạnh đó, còn có loại vật dụng tránh nóng làm bằng tre - Trúc phu nhân (gối ôm bằng tre rỗng). Nó được làm bằng các nan tre, hoặc một đoạn tre rỗng toàn bộ, xung quanh có đục lỗ để thông gió, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng.
Sở dĩ người xưa đặt cho nó cái tên tao nhã là Trúc phu nhân có lẽ bởi nó giống như quý cô khi đi kèm với chăn ga gối đệm, đồng thời nó cũng tôn thêm chiếc ấm nước nóng sử dụng trong mùa đông.
Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn
Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam.
Hình ảnh ông lão cầm chiếc quạt tròn ngồi dưới bóng cây hóng mát xuất hiện nhiều tại các con đường, ngõ hẻm ở phương Nam.
Quạt hương bồ là loại của quạt tròn, là một trong những kiểu quạt địa phương sớm nhất của Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm. Chúng bắt nguồn từ thời Tiên Tần - Hán, phổ biến vào thời Đường - Tống, hầu hết chúng đều có dạng hình tròn nên được gọi là quạt tròn.
Ngoài ra quạt hương bồ còn có hình lục giác, bát giác, hình trống, hình lá chuối và các kiểu khác. Người dân thường sử dụng cành lá hương bồ hoặc sợi tre mỏng, cỏ măng tây để dệt, vừa rẻ lại vừa thiết thực.