Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng bị lừa bán làm chồng: Góc tối sau sự hào nhoáng ở Hong Kong

Lâm Anh |

Những người đàn ông từ một số nước đang bị lừa bán sang Hong Kong cho những cuộc hôn nhân được sắp đặt từ trước. Nhưng khi đến đây, họ không thể tin vào cách mình bị đối xử.

Cảm giác hụt hẫng và lo lắng vì cuộc hôn nhân không tình yêu thương trên xứ người của Shahid Sandhu chưa bao giờ nguôi ngoai. Điều đáng nói hơn là mối quan hệ giữa anh và các thành viên nhà vợ rất tệ hại.

Sống cuộc đời nô lệ

Từ khi rời Pakistan đi lấy vợ Hong Kong cách đây 4 năm, Sandhu bị vợ, bố mẹ và anh vợ của Sandhu kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Họ bắt anh làm việc cả ngày, suốt 7 ngày trong tuần.

Ban ngày, anh làm ở công trường xây dựng như một công nhân, còn vào buổi tối và những ngày nghỉ thì phục vụ như đầy tớ trong nhà. Không những thế, họ còn đánh đập và lăng mạ mỗi khi anh có bất cứ dấu hiệu kiệt sức hay phản kháng. Sandhu bị lấy hết tiền của, bỏ đói và bị dọa giết.

Biết những gì “nhà vợ” đang làm là sai trái và bất hợp pháp nhưng việc bị làm dụng sức lao động đến kiệt quệ khiến anh không còn đủ sức chiến đầu vì quyền lợi của mình.

Giờ đây, Sandhu chật vật với chứng trầm cảm nặng và những cơn ác mộng mỗi đêm, cùng cực, sợ hãi và tủi hổ khi đứng trước quyết định phơi bày sự thật.

Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng bị lừa bán làm chồng: Góc tối sau sự hào nhoáng ở Hong Kong - Ảnh 1.

Câu chuyện của Sandhu tưởng chừng như thuộc về quá khứ nhưng thực tế lại đang diễn ra tại một trong những thành phố văn minh của thế giới như Hong Kong. Và những trường hợp tương tự như Sandhu không phải là hiếm gặp.

SCMP dẫn lời luật sư và nhân viên tổ chức phi chính phủ ở các nước Đông Á cho biết Sandhu chỉ là một trong số hàng chục trường hợp được phát hiện lừa bán qua cuộc hôn nhân có sắp đặt ở Hong Kong và bị gia đình cô dâu bóc lột.

Hy vọng đổi đời

Cơn ác mộng của Sandhu bắt đầu từ việc chàng trai 34 tuổi này mơ về cuộc sống hôn nhân tốt đẹp với một người phụ nữ Pakistan sinh ra ở Hong Kong.

Nghe đồn sự giàu có của gia đình vợ tương lai có thể đỡ đần gia đình nghèo khó của anh ở vùng Punjab, Pakistan, chàng trai có bằng đại học thương mại này, dù đang làm việc tại một ngân hàng trong nước, vẫn muốn ra đi.

Anh kết hôn ở Pakistan và đến Hong Kong một tháng sau đó.

Gia đình nhà vợ nhanh chóng tịch thu giấy thông hành và giấy tờ tùy thân của Sandhu để "cất đi cho an toàn", cho dù đây là hành vi trái pháp luật.

"Gia đình vợ ngược đãi tôi. Dù tôi có bằng đại học thì vẫn bị gọi là mù chữ và người rừng. Bất cứ khi nào tôi cãi lại, đều bị họ đánh cả", Sandhu kể.

Vì sợ bị trục xuất, thay vì đến gặp cảnh sát, Sandhu tìm cách tiếp cận Richard Aziz Butt, chuyên gia về vấn đề nhập cư ở Nam Á, để tìm lời khuyên.


Chú rể bị bóc lột sức lao động trên các công trường xây dựng

"Những người đàn ông như Sandhu đến từ các quốc gia mà nam giới nắm quyền chi phối. Nếu họ nói rằng mình bị đối xử như những nô lệ thì sẽ bị chê cười và bị coi là những kẻ hèn nhát, vô dụng lười biếng. Đó là lý do họ giữ im lặng", Butt nói.

Vị chuyên gia này đã gặp hơn 100 trường hợp nam giới ở khu vực Nam Á bị lừa bán đến Hong Kong qua đường hôn nhân từ những năm 1997. Hộ chiếu của họ bị tịch thu.

Những người này đa phần đến từ vùng Punjab, Pakistan và Ấn Độ. Số khác đến từ các nước như Bangladesh và Nepal.

Babu Bishu, người từng làm trong một tổ chức phi chính phủ tại Chungking Mansions, khu tổ hợp những quán ăn rẻ tiền, những giao dịch bằng mánh khóe và nơi tập trung đông người Nam Á, đã cứu giúp 3 người đàn ông giống như Sandhu.

Nhiều năm qua, ông đã gặp hơn 200 đối tượng nhẹ dạ cả tin bị lừa bán và bóc lột sức lao động.

Ông cho biết đối tượng di cư đến Hong Kong qua đường hôn nhân và phải sống cuộc đời như những nô lệ bao gồm cả nam và nữ, xuất thân từ những gia đình nghèo.Một số phụ nữ bị ép làm công việc như gái mại dâm, bị cả chồng và bố chồng lạm dụng tình dục.

"Thật khó để tin rằng điều này vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay và có những người vẫn tiếp tay cho nó. Nhưng sẽ không có sự bảo vệ về mặt pháp lý nào đối với những người như Sandhu anh ấy không giữ hộ chiếu của mình", Tony Dickinson, nhà tâm lý học ở Hong Kong, chia sẻ.

Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng bị lừa bán làm chồng: Góc tối sau sự hào nhoáng ở Hong Kong - Ảnh 3.

Giữ tiền và tịch thu các giấy tờ tùy thân là cách mà "gia đình nhà vợ" giữ chân người chồng nô lệ

Những số phận chung cảnh ngộ

Karamjit Singh, 28 tuổi, cũng đồng ý sang Hong Kong với những hứa hẹn về một cuộc sống no đủ. Singh là con một, chưa tốt nghiệp cấp ba, còn người cha già của anh đang chật vật mưu sinh hàng ngày. Ít người biết được rằng cha mẹ vợ tương lai nhắm đến anh cũng chính bởi lý do này.

Bố và anh vợ nói rằng anh sẽ làm nghề xây dựng và bảo vệ khi sang Hong Kong (như một người bình thường). Nhưng sự thật lại thường xuyên hành hạ anh bằng giày cao gót của phụ nữ. "Điều đó nhằm làm hạ bệ và hủy hoại lòng tự trọng của anh ấy", Butt nhận xét.

Tiền lương và thẻ ngân hàng của Singh đều bị tịch thu. Anh chỉ được nhận tiền từ người vợ và luôn cảm thấy hối tiếc vì quyết định của mình.

Singh nói vợ anh là người kiệm lời và không có quyền hành gì trong gia đình nên không thể ngăn cản cha hay anh trai. Singh gọi nơi mình đang sống là nhà tù.

Những vấn đề bị giấu kín

Chế độ nô lệ và nạn buôn người dưới vỏ bọc hôn nhân tồn tại khắp nơi trên thế giới.

Cơ quan Di trú Hong Kong cũng chưa có báo cáo chính thức nào về trường hợp bóc lột và buôn bán vợ/chồng, vốn là những người di cư đến thành phố này. Trong khi đó, ở Anh hay Australia, số liệu thông kê cho thấy rõ tình trạng này.

Không chỉ phụ nữ, đàn ông cũng bị lừa bán làm chồng: Góc tối sau sự hào nhoáng ở Hong Kong - Ảnh 4.

Viễn cảnh về cuộc sống giàu sang nơi xứ người khiến không ít nam thanh niên bị lừa bán

Sandy Wong, Chủ tịch Ủy ban Phòng chống Buôn bán người thuộc Liên đoàn Nữ Luật sư của Hong Kong cho biết, xứ cảng thơm không có luật cụ thể nào về hôn nhân ép buộc nhưng những quy định có liên quan vẫn tồn tại riêng lẻ trong các các pháp lệnh khác nhau.

"Chúng ta cần có một có khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và phù hợp với tình hình hiện tại để đối phó với mọi hình thức buôn người. Đối tượng thực hiện hành vi môi giới hôn nhân cưỡng bức có thể đối mặt với mức án 14 năm tù giam hoặc 150.000 USD Hong Kong (hơn 437 triệu VND)", bà Wong cho hay.

Bên cạnh đó, rất khó để các cơ quan chức năng xác định nạn nhân buôn người vì những người này không ý thức được quyền lợi của mình và các sự trợ giúp xung quanh, thậm chí còn bị lệ thuộc vào chính kẻ ngược đãi họ.

Trốn thoát nhưng trở thành "ma"

Kashi cũng là nạn nhân bị lừa bán sang Hong Kong như Sandhu và Singh. Anh trốn khỏi nhà vợ trong đêm với hai bàn tay trắng, không giấy tờ, không biết nói tiếng Anh.

Butt đưa Kashi đến các cơ quan nhập cư nhưng bị từ chối giúp đỡ vì không có người bảo lãnh. Sau đó, Butt mất liên lạc với Kashi, có lẽ anh này vẫn ở Hong Kong nhưng trở thành người nhập cư không giấy tờ. "Từ nô lệ anh ấy trở thành một con ma vì không có gì chứng thực", Butt nói.

Trong lúc chờ đợi những thay đổi từ phía cơ quan pháp luật, các nhà vận động chính sách cũng tích cực đưa ra các đề xuất như thiết lập đường dây nóng hỗ trợ các nạn nhân sống trong im lặng hay tư vấn trước hôn nhân cho các cặp đôi mà một trong hai người mang quốc tịch nước ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại