Không chỉ "lỡ miệng" có thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine: Mỹ-NATO đã làm thật?

Bảo Lam |

Nước Cộng hòa tự xưng Donetsk phát hiện tất cả những chiến dịch tuồn vũ khí cho Ukraine này, nhưng hình như không ai cần quan tâm.

Từ chuyện "lỡ miệng"

NATO và Mỹ về mặt phi chính thức đang cung cấp vũ khí cho Kiev. Thông tin này được phó tư lệnh chỉ huy tác chiến nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DNR), ông Eduard Basurin đưa ra.

"Một trong những chứng cứ mới nhất - đó là các quả đạn giành cho súng phóng lựu RPG-7 do Bulgaria sản xuất, mà những đơn vị của Quân đội Ukraine bắn đi từ khu vực Avdeevka vào đêm ngày 30 rạng sáng ngày 31/7 nhằm vào khu vực giáp ranh với thành phố Yasinovataya", đại diện của DNR chia sẻ.

Được biết, ngày 31/7/2017 tờ báo The Wall Streel Journal đã đăng tin cho biết rằng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đã xây dựng kế hoạch cung cấp cho Ukriane các tên lửa chống tăng và những loại vũ khí khác, tuy nhiên Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra phản ứng của mình về kế hoạch này.

Vào tháng 9 năm ngoái, Hạ viện Mỹ thống nhất thông qua bộ luật cho phép đưa "vũ khí sát thương" vào danh sách hỗ trợ quân sự dành cho Kiev. Văn bản luật này, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa được Thượng viện và Tổng thống Mỹ thông qua.

Mặc dù vậy, cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia Gerbert MacMaster vẫn tuyên bố rằng, Mỹ đang nghiên cứu các phương án hỗ trợ Kiev để chống lại "cách hành xử gây bất ổn của Nga" và không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine khi "lỡ miện" nói rằng Mỹ đã giúp đỡ Ukraine từ lâu.

Không chỉ lỡ miệng có thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine: Mỹ-NATO đã làm thật? - Ảnh 1.

Hình ảnh được cho là quân nhân Mỹ đang hướng dẫn binh sĩ Ukraine sử dụng súng chống tăng RPG.

Nguồn gốc vũ khí sát thương Ukraine đã nhận

Theo chuyên gia phân tích Anatoly Baranov (Nga) chia sẻ, thông tin, tất nhiên, không mới. Liên Xô từng sử dụng vũ khí do Bulgaria và Rumania sản xuất để cung cấp cho các chế độ mà vì lý do nào đó họ không thể thực hiện.

Hiện nay, "những cựu chiến hữu" đã thay đổi định hướng, nhưng các dây chuyền sản xuất vẫn còn, để không thì lãng phí nguồn lực.

Không có gì ngạc nhiên nếu như các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Trung Đông dùng súng phóng lựu RPG của Bulgaria và tiểu liên AK do Rumania sản xuất để tấn công các đoàn xe quân sự Mỹ. Cho nên sẽ là nực cười nếu nói về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Căn cứ vào số lượng thiệt hại của của lực lượng pháo binh, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2015, quân đội Ukraine đã từ lâu không còn dự trữ. Thế nhưng các cuộc pháo kích nhằm vào lãnh thổ các nước cộng hòa tự xưng vẫn diễn ra từ phía Ukraine.

Từ đâu mà họ có? Cung cấp các phụ tùng dành cho vũ khí tấn công – đó có phải là vũ khí sát thương hay không?

Ukraine đáng lẽ phải lún sâu vào cuộc khủng hoảng đạn được vì họ chỉ có một nhà máy thuốc súng ở Shostka, và nhà máy này đã bị phá tan tành từ lâu…

Như vậy, vũ khí về mặt hình thức là của "phương Tây". Các nước cựu thành viên Hiệp ước Warsaw còn dự trữ rất nhiều trong kho mà không sử dụng tới vì họ đang cố gắng chuyển sáng các loại vũ khí theo tiêu chuẩn của NATO.

Thêm vào đó, những dây chuyền sản xuất quốc phòng vẫn còn tiềm năng sẽ được lắp đặt lại và kiếm tiền bằng cách nhận những khoản đầu tư của Mỹ. Nói chung, đó là một kiểu kinh doanh.

Để duy trì khả năng chiến đấu của Ukraine như mức độ hiện nay, không cần thiết phải cung cấp vũ khí của Mỹ cho Ukraine. Vấn đề không phải ở chỗ làm sao biến Ukraine thành quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thứ hai. Không ai thèm quan tâm tới việc tái huấn luyện một cách quy mô binh lính Ukraine theo những chuẩn mực khác.

Tất cả đều cảm thấy hài lòng với cuộc xung đột đang diễn biến một cách uể oải như hiện nay – người ta kiếm được khá tiền từ những thứ thậm chí chẳng liên quan tới chiến tranh.

Có thể hiểu được rằng, lần này cũng chẳng ai thèm quan tâm tới các tuyên bố của ông Basurin. Có cần phải làm điều gì để cả thế giới biết được rằng Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này hay không?

Nó giống như gì từng xảy ra trong cuộc chiến tại Afganistan, khi những phần tử Hồi giáo cực đoan sử dụng loại đạn không tên được Mỹ thiết kế riêng cho súng AK. Còn xe chở súng phòng lựu RPG của Bulgaria cũng chẳng phải là tin giật gân.

Trên thực tế, hiện nay người ta đang thảo luận về việc Mỹ có thể công khai cung cấp các tổ hợp tên lửa vác vai FGM-148 Javelin với tổng trị giá lên tới gần 50 triệu USD – tương đương 500 quả đạn. Lầu Năm Góc rất muốn. Trump sẽ do dự, nhưng vẫn ký.

Theo lời chuyên gia phân tích chính trị tổ chức nghiên cứu quốc tế CIS-EMO, ông Stanislav Byshok, cuộc chiến tranh tại Donbass chứa đựng đầy "những bí mật" mà cả thế đều biết. Ví dụ như hoạt động cung cấp vũ khí.

Cùng với việc không công khai thừa nhận "điều bí mật này", các bên tham gia cuộc xung đột nhiều lẫn vẫn phải nhắc lại trong các thông cáo của mình.

NATO là một cỗ máy chiến tranh khổng lồ mà tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Mỹ nằm trung tâm của nó. Tổ hợp này sản xuất ra nhiều vũ khí hơn nhu cầu.

Chính vì thế, Mỹ khuyến kích các đồng minh của mình mua sắm vũ khí không chỉ dựa trên những tính toán về mặt chính trị, mà căn cứ vào cả mong muốn giải quyết hàng tồn kho của tổ hợp công nghiệp-quốc phòng, cũng như kiếm lời.

Không chỉ lỡ miệng có thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine: Mỹ-NATO đã làm thật? - Ảnh 2.

Xe tăng của Quân đội Ukraine.

Tạm thời, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine nên được coi là hành động vô cùng thiếu thân thiện, không chỉ đối với Nga, mà cả những đối tác còn lại trong "thỏa thuận Normandy". Pháp và Đức quan tâm tới vấn đề hòa bình ổn định tại Donbass nhiều hơn cả Mỹ.

Nếu tình hình leo thang nghiêm trọng tại khu vực phân chia giới tuyến, Moscow có lẽ sẽ công khai tuyên bố "lằn ranh đỏ" tại Donbass, mà nếu như Quân đội Ukraine vượt qua thì Nga sẽ có quyền can thiệp bằng mọi phương tiện quân sự hiện có.

Qua đó, Nga cho rằng sẽ ngăn chặn một thảm họa xã hội, để bảo vệ mạng sống cho thường dân và để thực hiện các trách nhiệm về ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực giao tranh theo Hiệp ước Minsk.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại