Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018

Nguyễn Hằng |

Trong năm 2018, Trái Đất có nhiều thay đổi kỳ lạ khiến con người bất ngờ. Cùng xem, những thay đổi đó là gì!

Trái đất của chúng ra đã tồn tại khoảng 4,5 tỷ năm và trong thời gian đó, hành tinh xanh này đã phải trải qua một số thay đổi mạnh mẽ, chẳng hạn như sự hình thành và tan vỡ của siêu lục địa, sự xuất hiện và biến mất của các đại dương,...

Ngay trong năm 2018, Trái Đất cũng có nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc.

Đáy biển bị lún do nước sông băng tan chảy

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 1.

Nước sông băng tan chảy khiến cho đáy biển bị lún. Ảnh minh họa

Khi Trái Đất ấm lên, những sông băng tan chảy và các tảng băng đổ một lượng nước lớn vào các đại dương, khiến mực nước biển gia tăng trên khắp thế giới. Đồng thời, trọng lượng của tất cả lượng nước dư thừa đó đang bị đẩy xuống đáy biển.

Các nhà nghiên cứu Hà Lan gần đây đã tiến hành điều tra về việc làm thế nào mà băng tan chảy từ đất liền có thể gây ảnh hưởng đến hình dạng của đáy biển thông qua những dữ liệu từ giữa năm 1993 đến cuối năm 2014.

Kết quả, các chuyên gia phát hiện ra rằng tổng khối lượng tăng lên của đại dương đã tác động và khiến đáy biển chìm khoảng 0,1mm mỗi năm và khoảng 2mm trong vòng 2 thập kỷ. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đưa ra kết luận rằng, khi tính cả lượng nước băng tan thì việc đánh giá mực nước biển gia tăng dựa trên những số liệu vệ tinh có thể kéo theo sai lệch khoảng 8% so với thực tế.

Khoáng chất bí ẩn trong viên kim cương ở độ sâu 700km

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 2.

Phát hiện khoảng chất CaSiO3 ở trong viên kim cương sâu 700km.

Vào tháng 3/2018, các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi tìm ra một loại khoáng chất chưa từng thấy trong tự nhiên trước đây, nằm trong viên kim cương nhỏ ở độ sâu 700km được khai quật ở Nam Phi.

Mặc dù chỉ có chiều dài khoảng 3mm, nhưng viên kim cương này lại chứa đựng rất nhiều thông tin quý giá về loại khoáng chất hiếm thấy này, đó là Calcium silicate perovskite (CaSiO3).

CaSiO3 được lưu giữ khéo léo trong viên kim cương nhỏ và ở độ sâu lên đến hàng trăm km.

Dù hiếm trên bề mặt, nhưng CaSiO3 lại được cho là phổ biến ở lớp phủ dưới của Trái Đất. Tuy nhiên do hợp chất này không ổn định nên rất khó xác định vị trí trên mặt đất. Việc phát hiện thấy CaSiO3 trong viên kim cương giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội để tìm hiểu về hợp chất này một cách chi tiết hơn.

"Mưa virus"

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 3.

Nhiều virus và vi khuẩn đã và đang rơi xuống Trái Đất trong nhiều năm qua.

Vào đầu năm 2018, các nhà khoa học phát hiện sự thật là có hàng tỷ virus di chuyển theo dòng không khí xung quanh Trái Đất, đôi khi đi tới hàng ngàn dặm và đang rơi xuống bề mặt của hành tinh của chúng ta. Chúng có thể "quá giang" qua các hạt bọt biển, hạt phân tử nhỏ lơ lửng trong không khí và quay trở lại Trái Đất nhờ những giọt mưa và bão bụi.

Theo các nhà khoa học, chỉ trong 1 ngày, 1m2 trên mặt đất có thể có tới hàng trăm triệu virus và hàng chục triệu vi khuẩn. Thậm chí, ở một số thời điểm, lượng virus có thể gấp đến 461 lần so với vi khuẩn do chúng có thể sống trong không khí lâu hơn và di chuyển xa hơn.

Núi lửa Kilauea phun trào, "nuốt chửng" hồ lớn ở Hawaii

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 4.

Núi lửa Kilauea phun trào dữ dội khiến hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bốc hơi chỉ trong vài giờ.

Vụ phun trào của núi lửa Kilauea được coi là "thảm họa" lớn nhất trong vòng ít nhất 200 năm, theo báo cáo trên tạp chí Science. Theo đó, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8, ngọn núi lửa này ở Hawaii đã phun ra dung nham đủ để lấp đầy 320.000 bể bơi Olympic, bao phủ đến 35,5km2.

Đáng chú ý là núi lửa Kilauea phun trào đã làm cho hồ nước ngọt lớn nhất ở Hawaii bị bốc hơi nhanh chóng chỉ trong vài giờ đồng hồ, và dung nham của nó thậm chí còn tạo ra một hòn đảo nhỏ mới với đường kính khoảng gần 10m ở gần đó.

Hai hòn đảo ở New Zealand xích lại gần nhau sau động đất

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 5.

Hai hòn đảo của New Zealand đã xích lại gần nhau hơn.

Theo các nhà nghiên cứu trong năm 2018, hai đảo Bắc và đảo Nam của New Zealand đã xích lại gần nhau hơn sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra vào năm 2016. Kể từ đó, lớp vỏ Trái Đất tiếp tục thay đổi và đây là lý do khiến hai hòn đảo đã di chuyển gần nhau hơn 35cm so với trước khi xảy ra động đất.

Hòn đảo biến mất hoàn toàn sau siêu bão ở Hawaii

Không chỉ có hồ nước đột nhiên biến mất, đây là những phát hiện kỳ lạ về Trái Đất năm 2018 - Ảnh 6.

Hòn đảo bỗng nhiên biến mất hoàn toàn sau siêu bão Walaka.

Vào tháng 10/2018, một hòn đảo East Island thuộc quần đảo Hawaii đã biến mất hoàn toàn sau khi bị siêu bão Walaka càn quét. Tuy nhiên, đây lại là "ngôi nhà" mà hải cẩu thầy tu (thuộc nhóm động vật nguy cấp) cư trú và là nơi mà loài rùa biển xanh thường đẻ trứng.

Sự biến mất đột ngột của hòn đảo này sau siêu bão Walaka là minh chứng cho thấy hệ lụy từ biến đổi khí hậu đang khiến cho những cơn bão ngày càng trở nên dữ dội và khó lường hơn.

Tham khảo ảnh/nguồn: Livescience

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại