Nắng quá, nóng "phát điên" lên mất - hẳn là lời than thở mà nhiều người sống ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thốt lên vài ngày hôm nay.
Các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo rằng, việc bạn đi ra dưới nắng gắt trong 1 khoảng thời gian sẽ rất dễ bị say nắng. Tưởng chừng như căn bệnh này "xoàng" nhưng chúng lại có thể cướp đi sinh mạng bạn đó.
Ấy thế nhưng bên cạnh say nắng thì còn 1 hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè nữa mà bạn cũng phải cực lưu tâm - đó là say nóng.
Tham khảo thêm Ai đi dưới trời nắng nóng nhất định phải biết điều này kẻo ngất lịm, tử vong bất thình lình
Say nắng, say nóng đều có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đột quỵ, nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể để lại di chứng thần kinh, thậm chí tử vong nữa.
Tuy nhiên bạn biết say nóng là gì không?
Đây là 1 bệnh lý nhiệt hay gặp nhất do suy giảm chức năng kiểm soát nhiệt từ nhẹ tới vừa. Bởi nền nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể bạn luôn gắng sức để hạ nhiệt dẫn tới thể lực mất nước, muối... gây nguy hiểm.
Triệu chứng của say nóng thường không điển hình, đôi khi khởi phát bất ngờ. Khi "dính bệnh", cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, hoa mắt... nhiệt độ cơ thể lúc này trên 37,8 độ C và dưới 40 độ.
Hiện tượng say nóng này thường ghé thăm ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người vận động ngoài nắng trong thời gian dài.
Bởi khi vận động nhiều, gần 80% năng lượng bạn sử dụng được chuyển hóa thành nhiệt. Trong trường hợp bình thường, nó được gọi là căng thẳng do nhiệt có thể bù đắp (compensable heat stress). Cơ thể bạn cũng có thể phân tán nhiệt nhanh không kém như khi sản sinh nhiệt qua phương pháp làm mát như đổ mồ hôi.
Nhưng với căng thẳng nhiệt không thể bù đắp (uncompensable heat stress), cơ thể bạn không kịp tỏa nhiệt làm cơ thể trung tâm cơ thể vượt quá mức thông thường.
Lúc này, protein và màng tế bào bị biến tính làm tế bào không thể hoạt động được bình thường và rò rỉ ra bên ngoài. Các tế bào này sẽ len lỏi khắp cơ thể, có thể gây tổn thương gan, hình thành máu đông ở nội tạng, từ đó gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nhịp tim, huyết áp của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng thở gấp, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương như ngất, rối loạn nhận thức, hôn mê...
Chính vì thế khi bị say nóng, bạn cần hạ nhiệt cơ thể trước. Do cơ thể sẽ có thể duy trì ở nền mức nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C trong 30 phút trước khi tổn thương tế bào hình thành nên việc hạ nhiệt là tối quan trọng. Bạn có thể đắp khăn thấm nước lên người, đặt ở vị trí như trán, nách, gối... để giảm nhiệt.
Nguồn: Mayoclinic