Trước đây, người ta đã từng tìm thấy một con cá mập 2 đầu lần đầu tiên ở vùng biển Australia năm 2008, kể từ đó nhiều trường hợp cá mập hai đầu được phát hiện như trường hợp ở Florida, Mỹ năm 2013 hay một trường hợp ở Tây Ban Nha.
Vị trí phát hiện cặp cá heo sinh đôi "chung phần thân" nằm ở biển Bắc, cách Hoek van Holland (Hà Lan) 28 km về phía Tây. Ảnh Dailymail.
Vì vậy cá mập 2 đầu đã không còn là trường hợp đặc biệt gây chú ý, thế nhưng mới đây các như dân Hà Lan đã phát hiện một chú cá heo 2 đầu đầu tiên trên thế giới.
Thực chất, chú cá heo này là một cặp song sinh nhưng có chung phần thân dưới, trong tự nhiên trường hợp song sinh đã rất hiếm gặp, đặc biệt ở giới động vật có vú dưới biển. Nên trường hợp bị chung một phần cơ thể do hiện tượng polycephaly lại càng hiếm và kỳ lạ hơn.
Polycephaly là thuật ngữ có nguồn gốc Hy Lạp nhằm ám chỉ những người có hai đến ba đầu. Đây là một dạng đột biến genes bẩm sinh do nhiều phôi pha trộn (như trường hợp sinh đôi, ba... cùng trứng), kết quả là một phần cơ thể của chúng bị dính liền và phải chung đụng suốt cuộc đời.
Dạng đột biến này thường gặp nhất ở loài rắn, còn nếu ở người hay các động vật khác thì khả năng sống của các cá thể là rất thấp, nếu có thì tuổi thọ cũng không lâu.
Ngay sau đó, các ngư dân đã thả chúng về biển cả nhưng vẫn chụp một số tấm ảnh và gửi tới các nhà nghiên cứu của trường đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan).
Cá heo 2 đầu ở Hà Lan. Ảnh Erwin Kompanie.
Đây có thể là trường hợp cá heo 2 đầu đầu tiên được phát hiện trên thế giới. Ảnh Erwin Kompanie.
Sau đó, các ngư dân đã thả chúng xuống biển. Ảnh Erwin Kompanie.
Nhà nghiên cứu - tiến sĩ Erwin Kompanje cho biết đây là trường hợp vô cùng hiếm ở động vật có vú như cá heo, cá voi dưới biển, ông cũng cho hay giải phẫu động vật có vú trên cạn và dưới biển rất khác nhau do môi trường sống khác biệt.
Phát hiện này sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về giải phẫu và quá trình đột biến của các sinh vật có vú dưới nước.
Bài viết được dịch từ nguồn: Dailymail.co.uk