Khôn ngoan không nằm ở tuổi tác, mà ở cách nhìn đời, hiểu người: Dù 20 hay 50 tuổi, cuộc sống chỉ bắt đầu khi ta ngừng hẹp hòi mà trưởng thành lên!

Ngọc Hà |

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: "Tóc xám là dấu hiệu của tuổi tác, chứ không phải của khôn ngoan".

Bạn tôi bán nhà của cô ấy và chuyển tới một nhà dưỡng lão đắt đỏ. Cô ấy thích chỗ đó vì không phải dọn sân vườn hay tự nấu ăn. Tuy nhiên, những lời than phiền nhỏ mọn của hàng xóm khiến cô ấy khó chịu.

"Mọi người cứ phàn nàn về tiểu tiết", cô nói. "Họ có đủ mọi phương tiện giải trí, nhưng họ cứ bực tức vì TV trong phòng chờ quá to hay không có đủ thứ mình muốn".

***

Chị gái tôi cũng gặp phải điều tương tự. Chị ấy quản lý các cuộc thi sắc đẹp dành cho người cao tuổi - nghĩa là thí sinh đều trên 60 tuổi. Chị kêu gọi thí sinh, thuê hội trường, đạo diễn chương trình và mời tài trợ.

Có năm, chị ấy thuyết phúc tôi làm nhân viên hậu trường. Trong suốt 3 tiếng, tôi phải chỉnh vòng cổ, lấy nước, giúp các cụ già trên 60 mặc đầm dạ hội. 

Những người phụ nữ này cực kỳ nghiêm túc và lo lắng về cuộc thi, như thể họ đang tới buổi hẹn đầu tiên vậy.

Mặc dù tôi không thích các cuộc thi sắc đẹp lắm, tôi nghĩ đây là một trải nghiệm thú vị. 

Thí sinh cùng cố gắng hướng tới một mục tiêu, được làm quen với nhiều người và bước ra khỏi vòng an toàn của mình. Họ không để tuổi tác cản trở mình tham gia một cuộc thi lớn. Họ đều rất tài năng và thanh lịch.

Khôn ngoan không nằm ở tuổi tác, mà ở cách nhìn đời, hiểu người: Dù 20 hay 50 tuổi, cuộc sống chỉ bắt đầu khi ta ngừng hẹp hòi mà trưởng thành lên! - Ảnh 1.

Tuy nhiên, tôi thực sự choáng váng khi nghe chị kể chuyện hậu trường. Một thí sinh bực mình vì chỉ về nhì. Người thắng cuộc tiếp tục đi thi giải quốc gia nhưng bị thua, nên quay ra trách chị tôi vì đã không đi theo hỗ trợ bà ấy.

Một thí sinh khác viết thư đe dọa sẽ kiện chị tôi ra tòa. Bà ấy phàn nàn về việc phải tham gia tiết mục mở màn mà không được trợ giúp trong khi là người khuyết tật. 

Tuy nhiên, bà ấy chưa từng đề cập đến khuyết tật của mình khi đăng ký dự thi hay phản đối tiết mục mở màn. Bà ấy cười và tham gia như tất cả mọi người. 

Chỉ vì không vào top 5, bà ấy mới trở nên cáu bẳn như vậy.

***

Chúng ta vẫn thường nghe rằng, tuổi tác đi đôi khôn ngoan. 

Tuy nhiên, khi nghe những câu chuyện tên, phản ứng đầu tiên của tôi là: Trong suốt 60 năm qua, những người này chẳng học được gì về lòng biết ơn, thua trong tư thế ngẩng cao đầu, hay giúp đỡ lẫn nhau sao? 

Sau ngần ấy thập kỷ sống trên đời, chẳng nhẽ họ vẫn nghĩ cuộc sống chỉ xoay quanh mình?

Tôi không thể ngừng so sánh những người suốt ngày phàn nàn về cuộc sống của mình trong nhà dưỡng lão, những người không thắng các cuộc thi sắc đẹp với những người còn chẳng có đồ ăn hay mái ấm ở ngoài kia.

Chỉ khi học hỏi được từ kinh nghiệm và áp dụng những gì đã học vào trong cuộc sống, chúng ta mới thực sự trưởng thành theo năm tháng. Trí khôn giúp chúng ta phân biệt những điều nhỏ nhặt với những điều quan trọng. 

Nó giúp ta lịch sự khi thua cuộc, khiêm nhường khi chiến thắng. Nó phải giúp chúng ta thêm hiểu biết và vị tha.

Càng trưởng thành, con người nhẽ ra phải càng khôn ngoan hơn, sau nhiều thập kỷ tích lũy tri thức và kinh nghiệm. 

Thế nhưng, có những người tự đày đọa cuộc sống của mình bởi lối tư duy hẹp hòi. Họ thiếu đi tình yêu, lòng vị tha, sự thấu hiểu mà sự khôn ngoan đem lại. Họ chỉ còn lại sự hoài nghi, cay cú và vị kỷ.

Khôn ngoan không nằm ở tuổi tác, mà ở cách nhìn đời, hiểu người: Dù 20 hay 50 tuổi, cuộc sống chỉ bắt đầu khi ta ngừng hẹp hòi mà trưởng thành lên! - Ảnh 2.

***

Chúng ta nên tích lũy sự khôn ngoan từ khi còn trẻ. Để khi gặp thất bại, ta vẫn có thể giữ vững tinh thần. Để khi nỗi đau khiến ta tê liệt, ta vẫn còn đủ quyết tâm để vượt qua.

Nhưng làm sao để trở nên khôn ngoan hơn? Câu trả lời là: sự thấu hiểu bản thân, đam mê không ngừng học hỏi, lòng vị tha và tình yêu với thiên nhiên.

Thấu hiểu bản thân

Một người bạn từng bảo tôi: "Tôi biết mình phàn nàn rất nhiều, nhưng ít nhất tôi biết mình gặp vấn đề gì để cải thiện nó".

Chỉ khi nhận diện được vấn đề, chúng ta mới có thể xử lý chúng. Tôi chỉ biết mình hay đay nghiến một chuyện nhiều đến mức nào khi đọc lại cả trăm trang nhật ký cũ. Từ đó, tôi buộc phải thay đổi.

Phải thành thật đối diện với cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của mình, chúng ta mới trưởng thành hơn.

Chúng ta có nhậu quá nhiều không? Chỉ trích quá nhiều? Buông thả bản thân? Chúng ta có quá bận tâm đến những gì người khác nghĩ hay không?

Chúng ta có sợ thất bại đến mức không dám thử nghiệm điều mới. Chúng ta có thực sự muốn thay đổi khi đang ở trong vòng an toàn không?

Hãy thành thật viết ra suy nghĩ của mình, tập cầu nguyện và thiền định, lắng nghe phản hồi từ bạn bè và chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Chỉ có vậy bạn mới thấu hiểu bản thân hơn.

Khôn ngoan không nằm ở tuổi tác, mà ở cách nhìn đời, hiểu người: Dù 20 hay 50 tuổi, cuộc sống chỉ bắt đầu khi ta ngừng hẹp hòi mà trưởng thành lên! - Ảnh 3.

Học hỏi

Chúng ta trở nên khôn ngoan nhờ không ngừng học hỏi suốt đời. Lắng nghe người khác, đọc sách chuyên sâu, cởi mở với tri thức sẽ giúp bạn không bị trì trệ.

Khôn ngoan không có nghĩa là thông minh. Muốn thông minh, bạn cần tích lũy kiến thức và thông tin. 

Muốn khôn ngoan, bạn cần sáng suốt và thấu hiểu. Đọc sách giúp chúng ta biết thêm tri thức, nhưng đọc sách chuyên sâu sẽ giúp ta khôn ngoan.

Khôn ngoan sẽ dạy bạn khiêm nhường. Càng đọc nhiều, học nhiều, chúng ta sẽ càng nhận ra hiểu biết của mình còn ít ỏi ra sao.

Vị tha

Bằng cách giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn là thỏa mãn nhu cầu và khao khát của bản thân. Thay vì khép mình khi trưởng thành, chúng ta cần chú ý đến cuộc sống xung quanh nhiều hơn.

Cay cú chính là hòn đá ngáng đường, ngăn chúng ta trưởng thành. Chỉ có lòng tốt và sự vị tha mới khiến chúng ta khôn ngoan hơn.

Yêu thiên nhiên

Mỗi khi cuộc sống trở nên khó khăn, khiến tôi lạc lối, tôi lại vứt bỏ tất cả để đi leo núi, chèo thuyền hoặc chỉ đơn giản là ngắm chim muông ríu rít trên cây. 

Lúc này, tôi chỉ là một sinh vật bé nhỏ giữa thiên nhiên bao la và rộng lớn. Vì thế, cách nhìn của tôi đối với những vấn đề mình gặp phải cũng khác đi. 

So với niềm vui và sức mạnh tinh thần mà tôi có được từ tạo hóa, những gian khổ, khó khăn đó thật chẳng thấm gì.

Khôn ngoan không nằm ở tuổi tác, mà ở cách nhìn đời, hiểu người: Dù 20 hay 50 tuổi, cuộc sống chỉ bắt đầu khi ta ngừng hẹp hòi mà trưởng thành lên! - Ảnh 4.

***

Thật ra, tuổi tác không quyết định sự khôn ngoan, mà là cách chúng ta vận dụng kinh nghiệm và tri thức để sống một cuộc đời vui vẻ và hết mình.

Ở tuổi 66, tôi tự nhận thấy mình đã già. Tuy nhiên, tôi hy vọng mình đã đủ khôn ngoan cho một đời người. Tôi hạnh phúc hơn thời mới 36 hay 46 tuổi, bởi chẳng còn thời gian để bận cho những nỗi lo lắng vô bổ.

Tôi không bị nhấn chìm bởi tham vọng của chính mình vì tôi biết cách tận hưởng niềm vui trên con đường trưởng thành.

Tôi đã làm những điều ngu ngốc, và chúng có thể sẽ tiếp diễn trong tương lai. Tuy nhiên, thời gian trôi nhanh tới nỗi nhưng sai lầm tệ hại đó sẽ chỉ còn là những ký ức xa vời.

Và tôi đủ trưởng thành để biết, mình chẳng biết gì cả.

Bài chia sẻ của Bebe Nicholson - biên tập viên, nhà văn, nhà báo, tác giả trên Medium.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại