Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi

Nguyễn Hằng |

Các nhà khoa học tỏ ra lo ngại về vết nứt Halloween ở Nam Cực đang mở rộng với tốc độ “chóng mặt” là 200m mỗi ngày.

Hình ảnh đứt gãy bất thường ở Nam Cực vô tình được vệ tinh của dự án Copernicus, một chương trình quan sát Trái Đất tầm cỡ của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chụp lại.

Đây là dữ liệu mới nhất về vết nứt được mệnh danh là "vết nứt Halloween" kể từ sau khi Trạm nghiên cứu di động Halley VI của Anh có quyết định di dời.

Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi - Ảnh 1.

Hình ảnh vết nứt Halloween từ vệ tinh của Copernius. Ảnh: ESA

Vết nứt nằm trên Brunt Ice Shelf - một vùng băng nổi đang có động thái di chuyển dần về phía biển. Khi vết đứt quá lớn, nó có thể khiến các tảng băng lớn trên sông băng đứt gãy và trở thành băng trôi.

Vết nứt khổng lồ phát triển quá nhanh. Trước đó, vào hồi tháng 10/2016, vết nứt gãy mở rộng xảy ra cách vị trí của trạm nghiên cứu Halley là 17 km. Thông tin về vết nứt luôn được cập nhật liên tục nhờ hai vệ tinh ưu việt Sentinel-1 và Sentinel-2 của dự án Copernicus.

Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi - Ảnh 2.

Vết nứt phát triển mạnh vào cuối tháng 10/2016. Ảnh: Dailymail

Trong tháng 11 và 12/2016, vết nứt phát triển ở mức "báo động" tới 600 m mỗi ngày.

Do đó, Trạm nghiên cứu Halley phải tạm dừng hoạt động và di dời khẩn cấp 23 km nội địa vì vết nứt "chìm" suốt ba thập kỷ bỗng trỗi dậy vào năm 2012 và không ngừng phát triển, có thể phá vỡ vùng băng nổi Brunt Ice Shelf.

Tiến sĩ Hilmar Gudmundsson, nhà khoa học chính của cuộc khảo sát, cho biết: "Các tần số từ hình ảnh radar trên vệ tinh Sentinel-2 và Sentinel-1 cho phép chúng tôi theo dõi chi tiết và gần như mọi thứ về sự phát triển của vết nứt theo từng tuần".

Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi - Ảnh 3.

Tốc độ phát triển của vết nứt rất nhanh. Ảnh: ESA

Ngoài ra, hai vệ tinh này cũng được sử dụng để theo dõi những vết nứt mới phát sinh trên bề mặt băng của Nam Cực. Nhờ những thông tin hữu ích này, các nhà khoa học có thể lập bản đồ theo dõi cụ thể về sự phát triển của vết nứt Halloween.

Tiến sĩ Mark Drinkwater, Trưởng đoàn quan sát Trái đất của ESA, cho biết:

"Thường xuyên quan sát vết nứt vào mùa hè ở Nam Cực nhờ các vệ tinh Sentinel-2A và Sentinel-1A và -1B đang chứng minh cho các nhà nghiên cứu thấy sự thay đổi môi trường nhanh chóng và cung cấp thông tin quan trọng để quyết định thông báo về các vấn đề an toàn và an ninh ở Nam Cực".

Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi - Ảnh 4.

Bản đồ về hướng di chuyển "nguy hiểm" của vết nứt Halloween, đang tiến sát gần nơi Trạm nghiên cứu Halley hoạt động. Ảnh: ESA

Dù không có tác dụng trực tiếp đến hệ thống cơ sở hạ tầng ở Nam Cực, nhưng sự phát triển mạnh mẽ của vết nứt có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống băng trên đảo Pine ở Tây Nam Cực và những tảng bảng lớn trên thềm băng Larsen C và Brunt ở biển Weddell.

Theo tiến sĩ Adrian Luckman, giáo sư tại Đại học Swansea (xứ Wales) kiêm lãnh đạo của dự án Midas của Anh - dự án theo dõi những thay đổi của băng ở Tây Nam Cực, chia sẻ: "Tôi sẽ ngạc nhiên nếu vết nứt không bị đứt gãy trong vài tháng tới. Sự đứt gãy là không thể tránh được".

Khối băng khổng lồ ở Nam Cực tiếp tục nứt 200m mỗi ngày, gây nguy cơ thảm cảnh băng trôi - Ảnh 5.

Vết nứt mở rộng tới 200 m mỗi ngày. Ảnh: Dailymail

Các nhà nghiên cứu nhận định, chính sự nóng lên toàn cầu đã đẩy nhanh quá trình đứt gãy băng ở Nam Cực, đặc biệt là vết nứt Halloween có xu hướng ngày càng mở rộng tới 200 m mỗi ngày.

Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại