Khoai tây vỏ xanh vì sao độc?
Khoai tây là một loại củ, nhưng cũng là một món ăn khá quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Mọi người chỉ biết đến mầm khoai tây có chất độc chết người, rất ít người biết những củ khoai tây có màu xanh cũng rất nguy hiểm.
TS. Đặng Thị Thanh Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật cho biết trên mỗi củ khoai tây đều có những chấm đen, là những khí khổng.
Nếu bảo quản trong điều kiện có ánh sáng mặt trời khí khổng sẽ kích thích khiến mầm phát triển.
"Vỏ củ khoai tây chuyển sang màu xanh là dấu hiệu mầm bắt đầu phát triển. Ngay cả khi mầm chưa mọc lên thì các chất độc đã có trong củ khoai tây. Khi ăn những củ khoai tây này có thể sẽ bị ngộ độc", TS. Quyên nói.
Khoai tây vỏ có mày xanh không nên ăn.
Trong củ khoai tây có chất độc solanine và alpha-chaconine khi ăn vào có thể có thể gây vào cơ thể có thể ra ngộ độc, nhẹ rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa). Trường hợp, ngộ độc nặng có thể nguy kịch tới tính mạng. Trên thế giới đã ghi nhận trường hợp tử vong do ngộ độc khoai tây.
TS. Quyên khuyến cáo, không ăn khoai tây khi vỏ đã chuyển màu xanh, khoai đã mọc mầm xanh. Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng khí, khô ráo tránh nảy mầm. Gọt sạch vỏ và bỏ hết các mầm khoai.
Để giảm bớt độc tố của khoai tây nên ngâm vào nước sạch từ 5-10 phút trước khi chế biến, chất độc trong khoai có thể hòa tan với nước. Cần lưu ý khoai mua về nên ăn sớm, chọn mua những củ khoai cứng cầm chắc tay và chưa có mầm.
Củ tỏi có mầm xanh hãy vứt bỏ đừng tiếc
Hành, tỏi, gừng là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp. Khi dùng các loại gia vị này để đảm bào an toàn các bà nội trợ cần lưu chú ý tránh để nảy mầm.
TS. Quyên cho hay tỏi, gừng, hành mọc mầm thường là do bị ẩm, điều này lý giải vì sao, ra Tết thời tiết nồm các loại củ rất dễ bị nảy mầm.
Khi củ tỏi, hành, gừng bị này mầm thường bị óp lại dù mầm không độc như khoai nhưng rất có thể đã bị nhiễm vi sinh vật ăn vào không có lợi cho sức khỏe.
Dùng các loại gia vị đã có mầm này để chế biến thức ăn sẽ không có được hương vị thơm ngon như trước. Do quá trình nảy mầm của các loại củ đã chuyển hóa dinh dưỡng vào mầm, vì thế tỏi, hành, gừng sẽ bị óp, mất đi tinh dầu.
"Củ tỏi, hành, gừng đã nảy mầm đồng nghĩa với thời hạn sử dụng của sản phẩm này cũng đã hết. Các sản phẩm lúc này chỉ mang ra trồng hoặc bỏ đi chứ không nên ăn", TS.Quyên nhấn mạnh.
Hạn chế tỏi, hành, gừng mọc mầm nên mua các loại củ này khi còn tươi. Với hành và tỏi nên phơi nắng nhẹ trước khi bảo quản. Không đặt các loại củ này dưới đất vì rất dễ này mầm, nên để vào giổ hoặc thùng giấy, lọ đậy kín.
Nếu không có điều kiện bảo quản các loại củ trên thì tốt nhất nên mua đâu dùng đó.