Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai tây hay khoai lang mọc mầm thì độc hơn?

Sa Mộc |

Khoai tây và khoai lang mọc mầm là hiện tượng không thể tránh khỏi trong việc tích trữ và chế biến. Đây cũng chính là nỗi băn khoăn của nhiều người, khi không biết nên ăn hay bỏ khoai đã mọc mầm.

Khoai lang và khoai tây là hai trong các loại củ được sử dụng phổ biến trong quá trình chế biến món ăn. Tuy cả hai đều là rễ củ của cây thuộc họ Solanum, nhưng khoai lang và khoai tây có những khác biệt đáng kể về giá trị dinh dưỡng, đặc điểm, hình dạng và hương vị.

Đặc biệt là độc tính của khoai lang và khoai tây khi mọc mầm cũng ở mức độ khác nhau. Vậy khi ăn, khoai lang mọc mầm độc hơn hay khoai tây mọc mầm độc hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khoai tây mọc mầm "độc hơn" so với khoai lang mọc mầm?

Khoai tây mọc mầm độc hơn so với khoai lang. Khoai tây mọc mầm chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng glycoalkaloid khi khoai tây mọc mầm cũng sẽ tăng lên đáng kể, nguy cơ ngộ độc khi ăn cũng sẽ cao hơn.

Vì vậy, hãy loại bỏ ngay khoai tây mọc mầm trước khi chế biến món ăn.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai tây hay khoai lang mọc mầm thì độc hơn?- Ảnh 1.

Khoai tây và khoai lang mọc mầm là hiện tượng không thể tránh khỏi trong việc tích trữ và chế biến. Ảnh minh hoạ

Khoai lang mọc mầm có độc không?

Khoai lang mọc mầm không chứa độc tố nguy hiểm, vẫn có thể ăn được nhưng khoai sẽ không còn nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như khi còn tươi.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai tây hay khoai lang mọc mầm thì độc hơn?- Ảnh 2.

Khoai lang mọc mầm không chứa độc tố nguy hiểm, vẫn có thể ăn được nhưng khoai sẽ không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, khoai lang mọc mầm dễ bị nhiễm nấm mốc, các đốm đen nâu li ti trên bề mặt vỏ khoai. Đây mới là tác nhân chính gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,...

Chính vì thế, khoai lang mọc mầm không bị biến đổi tính chất hóa học như khoai tây mọc mầm, nhưng vẫn có thể chứa những rủi ro về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm nếu sơ chế không sạch.

Hương vị của khoai lang mọc mầm và cách sơ chế

Khoai lang mọc mầm lâu thường kèm theo những tình trạng như đốm đen, vị đắng và bị sùng, có thể làm ảnh hưởng đến món ăn khi chế biến, thậm chí có thể chứa nấm mốc.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không? Khoai tây hay khoai lang mọc mầm thì độc hơn?- Ảnh 3.

Khoai lang mọc mầm lâu ngày dễ bị sùng. Ảnh minh hoạ

Vì vậy, nếu vẫn muốn ăn khoai lang mọc mầm, nên chọn những củ mới mọc, không có đốm đen nâu hay nấm mốc để tránh bị ngộ độc.

Đặc biệt là nên sơ chế kỹ càng, rửa sạch khoai lang, cắt bỏ hoàn toàn lớp vỏ và mầm khoai. Ngâm trong nước muối khoáng 20 - 30 phút rồi mới sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại