Khoa học chứng minh: Nói dối càng nhiều, cơ thể càng yếu đi

Ngọc Vũ |

Chẳng có cái gì gọi là "lời nói dối vô hại" đâu nhé!

Tại sao chúng ta nói dối?

Khoa học chứng minh: Nói dối càng nhiều, cơ thể càng yếu đi - Ảnh 1.

Nếu bạn khăng khăng khẳng định suốt bấy nhiêu năm cuộc đời, bạn chưa từng nói dối, thì bạn đang nói dối!

Có một sự thật là từ khi biết nói cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, tất cả chúng ta đều nói dối. Fran Walfis, một chuyên gia tâm lý và nhà sáng tác cho rằng, một người Mỹ nói dối khoảng 11 lần/tuần, bất kể người lớn hay trẻ con. 

"Mọi người thường xuyên nói dối để không ai nổi giận với mình." Ông nói. Hầu hết chúng ta nói dối bởi chúng ta đang cố gắng che đậy điều gì đó khó chịu, để chúng ta cảm thấy bản thân mình tốt hơn, gây ấn tượng với một ai đó hay nhằm thoát khỏi sự trừng phạt.

Không có lời nói dối ‘nhỏ’ và ‘vô hại’

Khoa học chứng minh: Nói dối càng nhiều, cơ thể càng yếu đi - Ảnh 2.

Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng một lời nói dối nhỏ hay vô hại không ảnh hưởng gì, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Không có lời nói dối nhỏ và vô hại. Nói dối là nói dối. Ngay cả khi bạn từ chối đi xem phim vì bạn "phải làm việc" hay không ăn món đó vì "dị ứng" trong khi sự thật chỉ là bạn không thích mà thôi.

Giáo sư Đại học tâm lý Notre Dame, Anita Kelly cho hay: "Tất cả mọi lời nói dối đều có vấn đề, bởi vì mỗi khi nói dối, tự bạn đã biến mình thành kẻ nói dối. Và điều này vi phạm những kỳ vọng về sự trung thực trong một mối quan hệ."

Nói dối khiến chúng ta bị bệnh như thế nào?

Khoa học chứng minh: Nói dối càng nhiều, cơ thể càng yếu đi - Ảnh 3.

Theo Giáo sư Kelly, khi mọi người nói dối, họ dễ có cảm giác lo lắng hoặc buồn bã, thường xuyên bị đau đầu, chảy nước mũi, những cơn tiêu chảy và đau lưng. Khi mọi người thay đổi cách sống của họ và bắt đầu nói thật thường xuyên hơn, họ có thể cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất.

Để chứng minh điều này, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Notre Dame đã thực hiện thí nghiệm quan sát 110 người ở độ tuổi từ 18 đến 71, trong thời gian 10 tuần. 55 người đồng ý không nói dối (kể cả lời nói dối vô hại), 55 người còn lại thì không bị ràng buộc bởi bất cứ thoả thuận nào.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bắt đầu nói thật gặp ít hơn 54% vấn đề sức khỏe tâm thần (như lo lắng hay cảm giác buồn…) trong quá trình nghiên cứu, và ít hơn 56% vấn đề sức khỏe thể chất (như buồn nôn hay đau đầu…). 

Những người bắt đầu nói thật thường xuyên hơn cũng cho biết họ hạnh phúc hơn và các mối quan hệ xã hội thì được cải thiện.

Tại sao nói dối lại làm cho chúng ta bị bệnh?

Khoa học chứng minh: Nói dối càng nhiều, cơ thể càng yếu đi - Ảnh 4.

"Bởi vì bạn biết nói dối sai lầm, làm như vậy là "đi ngược lại những gì mà bạn cho là "đúng", và điều đó khiến bạn lo lắng", Walfish nói. Những lo lắng chỉ tăng lên khi bạn cố gắng để giữ cho khỏi bị phát hiện. "Một người nói dối thì không muốn bị phát hiện. Họ muốn mọi chuyện được cho qua".

Reef Karim, phó giáo sư lâm sàng về tâm thần học tại Viện Khoa học Thần kinh Semel UCLA (Mỹ) nói: "Như hậu quả của tất cả những cảm giác tội lỗi, hay lo âu và căng thẳng, bạn bắt đầu cảm thấy tầm ảnh hưởng của những lời nói dối. 

Chắc chắn có sự liên quan. Hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị tổn hại bởi vì cơ thể của bạn bị stress, và nó sẽ gặp khó khăn trong việc chống lại các cơn cảm lạnh và cúm."

Karim cũng lưu ý rằng không phải ai cũng ngay lập tức có các triệu chứng bệnh như trên.

Vậy là, nói dối không những không tốt về nhân cách mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng ta. Trung thực hoàn toàn có thể làm cho một người cảm thấy tốt hơn về thể chất lẫn tinh thần bằng cách loại bỏ đi những cảm giác tội lỗi, căng thẳng và thất vọng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại