Thật đáng ngạc nhiên, khi con người giờ đây đang biết nhiều thứ về không gian hơn cả những sự thật về Trái Đất mà chúng ta đang sinh sống.
Chẳng hạn, chúng ta gọi Trái Đất là hành tinh xanh, dù các nhà khoa học tin rằng không phải lúc nào nó cũng xanh, hay mặt trăng không phải là vệ tinh duy nhất của Trái Đất.
Dưới đây là những sự thật kỳ lạ về Trái Đất của chúng ta.
1. Kho vàng bí ẩn
Kho vàng trên toàn cầu có thể phủ kín bề mặt Trái Đất. Ản: Depositphotos
Theo các chuyên gia, khoảng 80% số lượng vàng trên Trái Đất vẫn chưa được tìm thấy và chúng có thể nằm rất sâu ở dưới lòng đất.
Ước tính nếu tất cả số vàng trên thế giới được tìm thấy thì có thể phủ kín toàn bộ bề mặt đất liền của Trái Đất với độ sâu khoảng 50cm.
2. Mặt Trăng có thể từng là một phần của Trái Đất
Ảnh: Depositphotos
Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng của chúng ta xuất hiện do sự va chạm của Trái Đất va chạm với một vật thể lớn khác. Theo đó, vụ va chạm đã dẫn tới việc hình thành Mặt Trăng và sau đó hành tinh này trở thành vệ tinh của Trái Đất.
3. Từ trường của Trái Đất đang thay đổi
Từ trường khi bình thường và trước khi thay đổi. Ảnh: Depositphotos
Từ Trường là tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất bảo vệ hành tinh trước gió Mặt Trời và bức xạ vũ trụ, nhưng kỳ thực nó liên tục thay đổi. Theo nghiên cứu khoa học, từ trường đã di chuyển khoảng 965km từ thế kỷ 19.
Đi ra từ bán cầu nam và đi vào phía bán cầu bắc, sau một thời gian, tốc độ của từ trường sẽ đạt đến đỉnh điểm và sau đó sẽ chuyển động chậm lại. Các nhà khoa học cho biết, từ trường Trái Đất đang suy yếu ở tốc độ nhanh đến mức các cực từ sẽ có nguy cơ đảo chiều.
4. Trái Đất có thể "tồn tại" Mặt Trăng thứ hai
Ảnh: Depositphotos
Một số nhà khoa học tin rằng Trái Đất của chúng ta có vệ tinh thứ hai. Theo nghiên cứu, ngoài Mặt Trăng, còn có một vật thể khác ngoài vũ trụ xoay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là vệ tinh tạm thời.
Người ta tin rằng trọng trường của Trái Đất đôi khi thu hút các tiểu hành tinh khá lớn và chúng bị hành tinh của chúng ta hấp dẫn trong một khoảng thời gian (chừng 3 vòng quay) trước khi di chuyển lang thang trong kh
ông gian rộng lớn.5. Động đất trên Mặt Trăng
Động đất cũng xuất hiện trên Mặt Trăng. Ảnh: BS
Hiện tượng này còn được gọi là động trăng. Có lẽ nhiều người cho rằng động trăng chỉ là một tưởng tượng của khoa học.
Tuy nhiên, trên thực tế, dù không xảy ra thường xuyên giống như trên Trái Đất, nhưng động đất xuất hiện sâu và gần với lõi của Mặt Trăng hơn. Các nhà khoa học tin rằng điều này là do lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất.
6. Trái Đất từng có màu tím
Cách đây 4 tỷ năm, Trái Đất từng có màu tím. Ảnh: Depositphotos
Một nhà khoa học tại ĐH Maryland (Mỹ) cho rằng, cách đây 4 tỷ năm, Trái Đất nguyên sơ từng có màu tím. Nguyên nhân là do vào thời cổ đại, các loài thực vật có thể đã sử dụng các phân tử thay vì chlorophyll (chất diệp lục) để hấp thu ánh sáng mặt trời.
Những phân tử này có thể khiến cho thực vật cổ đại màu tím, do đó mà Trái Đất lúc bấy giờ có thể mang màu sắc này.
7. Các nhà khoa học tìm ra hành tinh "song sinh" với Trái Đất
HD 904790 B là hành tinh có nhiều đặc điểm giống Trái Đất. Ảnh: Depositphotos
HD 904790 b là tên của một hành tinh mà con người có thể sinh sống trong tương lai. Hành tinh này nằm trong dải Ngân hà, và sở hữu một số đặc điểm nổi bật giống như Trái đất, chẳng hạn như có bầu không khí đặc biệt, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và thậm chí còn có nước ngọt.
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, con người sẽ mất khoảng 300.000 năm để đặt chân tới hành tinh này.
8. Trọng lực khác nhau
Trọng lực trên Trái Đất không giống nhau. Ảnh: Depositphotos
Do Trái Đất không phải là một khối cầu hoàn hảo, nên khối lượng của hành tinh xanh này không đồng đều. Sự khác biệt về khối lượng gây ra biến động về trọng lực ở những nơi khác nhau trên Trái Đất.
Một trong những minh chứng về đặc điểm dị thường này là Vịnh Hudson (Canada), nơi có trọng lực thấp hơn nhiều so với các khu vực khác.
Tham khảo nguồn: BS, Thoughtco