Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1

Như Quỳnh |

Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam đang sở hữu một “kho vàng kho bạc” ngày càng được nhiều quốc gia ưa chuộng là mặt hàng tôm. Theo thông tin từ Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), giai đoạn 2010-2023, Việt Nam có diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 644.000-737.000ha, xuất khẩu tôm đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trường lớn như: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc Hàn Quốc...Kết quả này đã đưa Việt Nam trở thành nhà cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 3 đã thu về hơn 275 triệu USD, tăng 4,2% so với t3/2023. Tính chung trong quý 1 mặt hàng này đã thu về 686 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1- Ảnh 3.

Trong quý 1, Mỹ, Nhật Bản, EU lần lượt là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành tôm Việt Nam. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với mức tăng 15% trong quý 1. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng đang tăng mạnh nhập khẩu tôm cua từ Việt Nam với tôm chân trắng tăng 20%.

Với 2 loài tôm chính là tôm sú và tôm chân trắng, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm. Các vùng nuôi chính tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến tôm.. 5 tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang. Cho đến nay, có khoảng 200 nhà máy chế biến tôm được Ủy ban Châu Âu phê duyệt với các cuộc kiểm tra thực địa định kỳ ngay tại Việt Nam.

Trước đó trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về khoảng 9,2 tỷ USD, đạt 92% so với kế hoạch (10 tỷ USD). Riêng mặt hàng tôm đã thu về 3,45 tỷ USD, trong đó Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 150 triệu USD, chiếm gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng GTGT.

Theo nhận định của VASEP, bước sang năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam có bước tăng trưởng đột phá ngay từ đầu năm khi các thị trường chính đều tăng nhập khẩu. So với một số nguồn cung tôm chính tại Mỹ là Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc thì Việt Nam được đánh giá có triển vọng hơn, nhất là khi quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ tốt đẹp, mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Mỹ cũng đang có chính sách tăng cường mua hàng từ các nước, giảm phụ thuộc quá nhiều vào hàng Trung Quốc. Tuy nhiên diễn biến xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2024 sẽ phần nào bị ảnh hưởng bởi vụ điều tra chống trợ cấp của Mỹ với tôm 4 nước, trong đó có Việt Nam.

Ngoài ra, nhu cầu sản phẩm có nguồn protein từ thủy sản đang dần thay thế nguồn protein từ động vật, nên trong thời gian tới thủy sản, đặc biệt là tôm, có cơ hội phát triển. Theo Bộ NN&PTNT, kế hoạch năm 2024 diện tích nuôi tôm tương đương năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đặt mục tiêu đạt mức 4 - 4,3 tỷ USD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại