Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: Xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua

Khánh Vy |

Tại thị trường Trung Quốc, sản phẩm cua sống Việt Nam rất được ưa chuộng.

Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: Xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngành xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đang ghi nhận đà tăng trưởng ấn tượng trong năm 2024, đặc biệt là sang thị trường nước láng giềng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tính đến hết tháng 9/2024, chiếm hơn 96% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tại thị trường Trung Quốc, sản phẩm cua sống Việt Nam được ưa chuộng hàng đầu. Lượng cua ghẹ xuất khẩu sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tăng “phi mã’’ so với cùng kỳ, tăng 784% so với 9 tháng đầu năm 2023. Bên cạnh phục vụ người dùng cá nhân, cua ghẹ Việt Nam còn được cung cấp cho ngành HORECA (khách sạn, nhà hàng và quán cà phê) tại Trung Quốc.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng là nước sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng của cả nước đến từ nuôi trồng, hải sản địa phương còn hạn chế và người tiêu dùng tìm kiếm các loại thực phẩm được quốc tế công nhận, có chứng nhận chất lượng cao, đặc biệt là hải sản tươi sống.

Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: Xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua - Ảnh 2.

Còn tại thị trường Nhật Bản, thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, xuất khẩu cua ghẹ chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ. Hiện lượng tiêu thụ hải sản tại Nhật Bản, trong đó có cua ghẹ và giáp xác khác, đang ở mức thấp kỷ lục do giá cao. Giá bán hải sản tại nước này đã tăng 40% trong những năm gần đây, cao hơn nhiều so với mức tăng của thịt.

Cùng với Trung Quốc và Nhật Bản, Mỹ cũng đang là thị trường xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác lớn của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang trường này đang có xu hướng sụt giảm liên tục trong 3 tháng qua. Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng tốt của những tháng trước đó nên giá trị xuất khẩu sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm vẫn tăng 8% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu sang các nước EU lại không mấy khả quan. Nguyên nhân là do Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản của Việt Nam đang tác động đến xuất khẩu chung hải sản sang thị trường này.

Tính tới nay, Việt Nam đang có hơn 93 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác. Dẫn đầu là Trung Son Long An Co., Ltd, Bach Dang International Co., Ltd và Hoang Ha International Logistics.

Theo các doanh nghiệp, các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam hiện vẫn được nhiều thị trường ưa chuộng vì có chất lượng cao, không bị nhiễm kháng sinh hay vi khuẩn gây bệnh. Do đó, dự kiến, xuất khẩu nhóm sản phẩm này vẫn sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm khi mùa lễ hội đang tới gần. Dự báo cho cả năm 2024, xuất khẩu cua ghẹ có thể mang về hơn 300 triệu USD, đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thủy sản Việt Nam.

Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: Xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua - Ảnh 3.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại