"Kho báu" được hình thành trong suốt 100.000 năm ở Nhật Bản: Diện tích chỉ còn bằng 12% so với 100 năm trước

Vân Phương |

Nhiều người nhầm tưởng mình đã đặt chân đến Trung Đông nhưng đây là cồn cát Tottori, nằm dọc theo bờ biển của vùng San'in, còn được coi là sa mạc thu nhỏ độc đáo của Nhật Bản.

Dải cát vàng nhấp nhô trải dài chạy về hướng mặt trời nóng rực. Phóng tầm mắt ra xa, vượt lên đỉnh đồi cát, bầu trời trong xanh thấp thoáng ẩn hiện.

Nhiều người nhầm tưởng mình đã đặt chân đến Trung Đông nhưng đây là cồn cát Tottori, nằm dọc theo bờ biển của vùng San'in, còn được coi là sa mạc thu nhỏ độc đáo của Nhật Bản.

Đồi cát dài 16 km dọc theo bờ biển, với đỉnh cao nhất nhô ra hơn 45m. Chúng đã tồn tại hàng nghìn năm nhưng đang dần biến mất.

"Kho báu bị cạn kiệt"

Đồi cát Tottori được hình thành trong suốt 100.000 năm, nhờ trầm tích từ dãy núi Chūgoku theo sông Sendai đổ ra biển Nhật Bản. Dòng hải lưu và gió biển đã đưa những hạt cát vào bờ, nơi những cơn gió tiếp tục để tạo nên hình đồi cát như hiện tại.

Những cồn cát tương đối xa lạ đối với những người bên ngoài Tottori cho đến năm 1923, khi chúng xuất hiện trong các tác phẩm của tác giả nổi tiếng người Nhật Takeo Arishima. Từ đó, đồi cát này đã trở thành một điểm nóng du lịch.

Ngày nay, đồi cát Tottori là một bộ phận quan trọng của ngành du lịch tỉnh Tottori, đón trung bình 1,2 triệu du khách mỗi năm.

Theo CNN, đồi cát thu về hàng triệu USD mỗi năm từ du lịch cho Nhật Bản nhưng nó có một nhược điểm: Diện tích đang bị thu hẹp. Đồi cát Tottori chỉ bằng 12% kích thước so với 100 năm trước do Nhật Bản triển khai tái trồng rừng vào cuối Thế chiến thứ II.

"Nhiều cây thông đã được trồng trên các cồn cát ven biển trên khắp quần đảo Nhật Bản", Tiến sĩ Dai Nagamatsu, Giáo sư Nông nghiệp của Đại học Tottori, giải thích.

"Đặc biệt là trong thế kỷ 20, khi công nghệ tiên tiến hơn, các khu rừng ven biển ngày càng phát triển và thành công đến nỗi nhiều cồn cát ven biển đã được chuyển đổi thành cánh đồng hoặc khu dân cư gần bờ biển, còn cồn cát dần biến mất".

Nhiều kiến trúc của thành phố Tottori thậm chí còn được xây dựng trên nền cồn cát cũ.

Khi kế hoạch trồng rừng được thực hiện, các nhà nghiên cứu và lãnh đạo ngành du lịch đã yêu cầu bảo tồn một phần "sa mạc" nhằm phục vụ mục đích kinh tế và nghiên cứu trong tương lai.

Giới chức địa phương đã đồng ý vừa đưa phần cồn cát hiện nay trở thành công viên quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt.

Sa mạc của riêng Nhật Bản

Kho báu được hình thành trong suốt 100.000 năm ở Nhật Bản: Diện tích chỉ còn bằng 12% so với 100 năm trước - Ảnh 1.

Đồi cát đẹp nhất của Nhật Bản. Ảnh: CNN

Kho báu được hình thành trong suốt 100.000 năm ở Nhật Bản: Diện tích chỉ còn bằng 12% so với 100 năm trước - Ảnh 2.

Sa mạc thu nhỏ độc đáo của Nhật Bản. Ảnh: CNN

Kho báu được hình thành trong suốt 100.000 năm ở Nhật Bản: Diện tích chỉ còn bằng 12% so với 100 năm trước - Ảnh 3.

Diện tích đồi cát đã bị thu hẹp so với trước đây. Ảnh: CNN

Kho báu được hình thành trong suốt 100.000 năm ở Nhật Bản: Diện tích chỉ còn bằng 12% so với 100 năm trước - Ảnh 4.

Đồi cát thu hút rất nhiều du khách mỗi năm. Ảnh: CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại