Malcolm
Turnbull

Thủ tướng Australia

Hassanal
Bolkiah

Quốc vương Brunei

Justin
Trudeau

Thủ tướng Canada

Michelle Bachelet

Tổng thống Chile

Tập
Cận Bình

Chủ tịch Trung Quốc

Carrie Lam

Đặc khu trưởng
Hồng Kông

Joko
Widodo

Tổng thống Indonesia

Shinzo
Abe

Thủ tướng Nhật Bản

Moon
Jae-in

Tổng thống Hàn Quốc

Najib
Razak

Thủ tướng Malaysia

Enrique
Peña Nieto

Tổng thống Mexico

Jacinda
Ardern

Thủ tướng New Zealand

Peter O'Neill

Thủ tướng
Papua New Guinea

Pedro Pablo Kuczynsk

Tổng thống Peru

Rodrigo
Duterte

Tổng thống Philippines

Vladimir
Putin

Tổng thống Nga


Hiển Long

Thủ tướng Sigapore

Thái
Anh Văn

Lãnh đạo Đài Loan

Prayut
Chan-o-cha

Thủ tướng Thái Lan

Donald
Trump

Tổng thống Mỹ

Trần Đại Quang

Chủ tịch nước
CHXHCN Việt Nam

Nội dung: Thu Thủy

Thiết kế: Mine Linh, SEA

Theo Trí Thức Trẻ - 05/11/2017

Khi Việt Nam tổ chức APEC 2006, các lãnh đạo APEC hiện nay đang làm gì?

Năm 2006, ông Turnbull là nghị sĩ tại địa hạt Wentworth, nơi ông lớn lên và vẫn đang sinh sống. Ông trở thành nghị sĩ hạt này từ năm 2004.
Ngày 14/9/2017, ông Malcolm Turnbull trở thành Thủ tướng thứ 29 của Australia sau một cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo chóng vánh của đảng Tự do. ​

Năm 2006, Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh đã tiếp và trao đổi ý kiến thân mật với Quốc vương Brunei Darusalam H. Hassanal Bolkiah, khi Quốc vương ở thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14. 2006 cũng là năm Quốc vương Brunei tổ chức tiệc sinh nhật 60 tuổi với 10.000 khách mời.

Năm 2006, ông Trudeau tham gia Đại hội lãnh đạo đảng Tự do Canada. Trong năm này, ông còn tham gia vào serie phim "Cuộc đời của Talbot Papineau" trong vai một tướng lĩnh. Năm 2013, ông đắc cử Thủ tướng thứ 23 của Canada.

Ngày 15/1/2006, bà Bachelet là đại diện của đảng Xã hội Chile tham gia tranh cử tổng thống và giành thắng lợi với 53.5% phiếu bầu. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng thống của đất nước Nam Mỹ này, nhiệm kỳ 2006 – 2010. Năm 2006, bà đã tới thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Tháng 3/2013, bà tái tranh cử và bắt đầu nhiệm kỳ hai từ 11/3/2014.

Năm 2006, ông Tập Cận Bình đang giữ chức Bí thư tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh, Bí thư thứ nhất đảng ủy Quân khu tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông dẫn đầu đoàn đại biểu thăm Mỹ dự các hoạt động tăng cường hợp tác kinh tế giữa các thành phố của Mỹ và Chiết Giang. "Thuyết 2 con chim" là đường lối phát triển kinh tế mà ông Tập đề ra vào cùng năm.

Năm 2006, bà Carrie Lam đảm nhiệm Cục trưởng Cục Các vấn đề nhà ở của Hồng Kông. Sau chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ngày 26/3/2017, bà trở thành Trưởng đặc khu này trong nhiệm kỳ 5 năm. ​

Năm 2005, sau gần hai thập niên làm doanh nhân, ông Joko Widodo bước vào chính trường và được bầu làm Thị trưởng Surakarta. Năm 2006, sau quá trình nỗ lực, ông đã giúp thành phố Surakarta trở thành thành viên của Tổ chức Các Thành phố Di sản Thế giới. Ông thắng cử để trở thành tổng thống Indonesia vào năm 2014.​

Năm 2006, ông Abe trở thành Thủ tướng ở tuổi 52, Thủ tướng trẻ nhất của Nhật sau Thế chiến thứ II. Cùng năm, ông đã tới Việt Nam để tham dự Hội nghị APEC tại Hà Nội. Năm 2007, ông đã từ chức sau một năm tại nhiệm vì lý do sức khỏe. Năm 2012, ông ra tranh cử và trở thành người đầu tiên hai lần giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) và làm Thủ tướng Nhật. Ngày 1/11/2017, trong phiên họp đặc biệt của Quốc hội Nhật Bản, ông chính thức tái đắc cử Thủ tướng, không lâu sau chiến thắng của đảng cầm quyền hồi tháng trước.

Năm 2006, ông Moon là Thư ký cao cấp của Tổng thống Roh Moo-hyun về các vấn đề dân sự. Ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng Hàn Quốc vào tháng 5/2017 với 41% phiếu bầu.

Năm 2006, ông là Phó Thủ tướng thứ 9 của Malaysia. Ngày 2/4/2009, Quốc vương Malaysia chấp nhận đơn từ chức của Thủ tướng đương nhiệm Abdullah Ahmad Badawi. Một ngày sau đó, ông Razak được bổ nhiệm, trở thành Thủ tướng thứ 6 của Malaysia.

Năm 2006, ông là Thống đốc bang Mexico. Ông nổi lên với các chính sách chú trọng vào dự án công và cải thiện cơ sở hạ tầng, từ đó giảm được nợ công và tăng trưởng ổn định. Tháng 12/2012, ông đắc cử Tổng thống thứ 57 của Mexico.

Năm 2006, bà Jacinda Ardern làm việc trong vai trò cố vấn cấp thấp cho Thủ tướng Anh khi đó là Tony Blair. Năm 2008, bà được bầu vào Quốc hội New Zealand. Đến tháng 10/2017, bà trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử New Zealand.

Năm 2002 ông Peter O'Neill được bầu vào Quốc hội và trở thành Bộ trưởng Bộ tài chính cùng năm. Ông trở thành lãnh đạo của phe đối lập tại Papua New Guinea năm 2004-2006. ​

Ông đã từng làm Thủ tướng Peru giai đoạn 2005-2006 và trở thành Tổng thống vào tháng 7/2016.​

Ông Duterte làm thị trưởng của thành phố Davao suốt ba nhiệm kỳ không liên tục kéo dài hơn 20 năm từ 1988 đến 2016. Ngày 30/6/2016, ông chính thức trở thành Tổng thống thứ 16 của Philippines.

Năm 2006, ông Putin đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Năm 2017 là lần thứ hai ông dự Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam.

Ông Lý Hiển Long giữ chức Thủ tướng Singapore từ năm 2004 đến nay. Tương tự Quốc vương Brunei, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Chile Bachelet và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, ông Lý cũng tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào tháng 11/2006.​

Năm 2006, bà Thái Anh Văn công tác tại cơ quan hành chính Đài Loan. Trong cuộc tổng tuyển cử Đài Loan năm 2016, bà giành chiến thắng với 56,1% phiếu bầu và trở thành nhà lãnh đạo nữ đầu tiên của hòn đảo này.
Theo thông lệ, Đài Loan không cử lãnh đạo cấp cao nhất mà sẽ cử một đại diện – tương đương cấp Bộ trưởng – đặc trách về kinh tế tham dự APEC. Năm nay, Đài Loan cử đại diện là ông Tống Sở Du – lãnh đạo đảng Thân dân sang tham dự hội nghị APEC tại Việt Nam.

Năm 2006, tướng Chan-o-cha là Tư lệnh Lục quân, quân đội Hoàng gia Thái Lan. Ông trở thành Thủ tướng Thái Lan từ tháng 5/2014. ​

Từ tháng 11/2016 trở về trước, ông Trump là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của The Trump Organization. Ngày 20/1/2017, ông chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm. Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017, ông sẽ tiến hành thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên.​

Khi Hội nghị cấp cao APEC diễn ra ở Hà Nội tháng 11/2006, ông Trần Đại Quang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Từ tháng 4/2016, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIII, khóa XIV.​