Khi nói dối, nét mặt sẽ thay đổi như thế nào?

Cẩm Mai |

Nhiều người quan niệm, người nói dối mũi sẽ dài ra. Quan niệm này có đúng không? Khi nói dối, có sự thay đổi nào khác trên khuôn mặt không?

Sau một thời gian quan sát và nghiên cứu, các chuyên gia mới đưa ra các nhận định cách phát hiện người nói dối.

Chuyên gia nhận diện nói dối Pamela Meyer, cho rằng: quan sát thật kỹ sẽ nhận diện được người đang nói dối.


Ảnh minh họa: người nói dối mũi sẽ dài ra.

Ảnh minh họa: người nói dối mũi sẽ dài ra.

Giáo sư tâm lý học David Matsumoto thuộc trường ĐH San Francisco (Mỹ), cũng là chuyên gia phát hiện nói dối, cho rằng: nói dối là sự phát triển một kỹ năng thực tế.

Ông còn là cố vấn cho các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo mỹ, kiêm CEO của một công ty đào tạo phát hiện nói dối.

Chuyên gia David Matsumoto và Pamela Meyer không phải là ma thuật gì cả. Mỗi lời nói dối của mọi người đều ẩn chứa hay tiết lộ điều gì đó khác nhau.

Các chuyên gia đã tìm kiếm sự thay đổi biểu hiện cụ thể từ nói thật sang dối trá. Họ cần một biểu hiện để nhận biết, một giác quan nhìn và nói giống như lính gác hết ca trực và họ nói thật.

Biểu hiện giữa nói thật và nói dối có thể quan sát thấy trong từ 20 đến 30 giây, quan sát càng kỹ càng mất thời gian hơn.

Ranh giới của mỗi người rất khác nhau. Một số người tỏ ra lúng túng, nhất là khi bị cảnh sát thẩm vấn, thậm chí họ có thể nói thật.


Giáo sư tâm lý học David Matsumoto (bên phải) đang cùng đồng nghiệp phân tích đoanj video để phát hiện nói dối không bằng lời nói.

Giáo sư tâm lý học David Matsumoto (bên phải) đang cùng đồng nghiệp phân tích đoanj video để phát hiện nói dối không bằng lời nói.

Người dối trá có thể thể hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động. Nên các chuyên cũng chú ý phát hiện sự dối trá qua ngôn ngữ và ngữ pháp.

Các chuyên gia đã quan sát và nhận thấy người nói dối thường có các biểu hiện sau: rẽ tóc ra, từ chối trả lời, nói lạc đề hoặc thay đổi giọng nói, đặt câu hỏi chống chế, giơ tay lên như biểu tình.

Rất khó để khơi gợi ký ức quá khứ của người nói dối. Một số người có biểu hiện bồn chồn hoặc lạnh lùng. Người nói dối có biểu hiện khác thường ở bất cứ chỗ nào trên khuôn mặt, không phải chỉ có “mũi dài ra”.

Ngoài ra, người nói dối có thể có biểu hiêjn: đỏ mặt, nhún vai, nhấp nháy mí mắt và lắc đầu, hoặc biểu hiện cảm xúc nà đó thoáng qua.

Chuyên gia Pamela Meyer đã đúc kết được kinh nghiệm: nụ cười thật hiện lên qua ánh mắt, nụ cười giả chỉ hiện lên trên khóe môi.

Quan sát độ cong của cánh môi cũng nhận ra được người nói dối.


Năm 2007, cơ quan an ninh vẫn dùng máy đo nhịp tim, gắn điện cực vào các ngón tay để phát hiện nói dối.

Năm 2007, cơ quan an ninh vẫn dùng máy đo nhịp tim, gắn điện cực vào các ngón tay để phát hiện nói dối.

Chuyên gia David Matsumoto nghiên cứu và huấn luyện người phát hiện nói dối cho các cơ quan cảnh sát và tình báo ở Mỹ mà không cần dùng đến máy phát hiện nói dối hoặc máy đo nhịp tim.

Phát hiện nói dối hoàn toàn dựa vào quan sát biểu hiện của con người chính xác hơn bằng máy móc.

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại