Khi nào tai nghe có thể phá hủy thính giác của bạn?

Minh Hùng |

Những câu chuyện mất thính lực do tai nghe đã vơi dần đi, thế nhưng, vẫn tồn tại các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng đến thính giác của bạn bởi các chiếc tai nghe. Và điểm quan trọng là chúng ta chưa biết âm lượng như thế nào là quá to và làm thế nào để bảo vệ đôi tai của mình mà không phải bỏ việc nghe nhạc.

Ngưỡng phá hủy thính giác rơi vào mức 85dB

Theo HowToGeek, nhiều bác sĩ đồng ý với mức 85dB là ngưỡng đủ để phá hủy thính giác của chúng ta. Sau khi tiếp xúc lâu dài với âm thanh ở mức hoặc trên 85dB, bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng mất thính lực hoặc ù tai.

Và nếu bạn cho rằng những âm thanh 85dB là "cực kì to" thì trên thực tế, bạn đang tiếp xúc với các âm thanh vượt ngưỡng này hằng ngày. Máy cắt cỏ hay những nhà hàng buôn bán bận rộn đều thường đạt cường độ khoảng 90dB.

Khi nào tai nghe có thể phá hủy thính giác của bạn? - Ảnh 1.

Đừng lo, một buổi cắt cỏ buổi sáng hay một bữa tối tại các nhà hàng đông đúc không thể khiến bạn mất thính lực. Các bác sĩ xác nhận rằng đôi tại của bạn có thể chịu được mức 85dB tối đa 8 tiếng.

Nhưng như bạn tưởng tượng, khi mức âm lượng tăng lên thì mức tối đa mà tai nghe của bạn có thể nghe cũng giảm xuống. Đôi tai của bạn không thể nghe được mức cường độ âm thanh 100dB trong vào 8 tiếng. Đó mới là điều mà những người yêu âm thanh cảm thấy lo lắng.

Điều gì sẽ xảy ra với mức cường độ âm thanh cao hơn 85dB?

Những chiếc tai nghe và nguồn phát nhạc thường quyết định mức độ to của các bản nhạc mà bạn nghe. Nhưng nhớ rằng, gần như toàn bộ những sự kết hợp giữa điện thoại, amplifier và tai nghe đều có thể vượt qua ngưỡng 85dB.

Một số chiếc tai nghe thậm chí có thể đạt mức giữa khoảng 110dB đến 120dB. Tại mức âm lượng đó, đôi tai của bạn có thể tiếp xúc khoảng 1 phút trước khi phá hủy mốc chịu đựng tối đa.

Khi nào tai nghe có thể phá hủy thính giác của bạn? - Ảnh 2.

Mối liên hệ giữa mức dB và mốc âm lượng chịu được không phải là tuyến tính. Tại mức 90dB, 4 tiếng đồng hồ tiếp xúc sẽ gây ra tình tràng mất thính lực thường xuyên. Lên mức 95dB, thời gian mà đôi tai bạn có thể tiếp xúc giảm xuống còn 2 tiếng. Và đạt tới mốc 110dB, tai của bạn chỉ có thể chịu được 1 phút 29 giây.

Bạn có thể tính toán được mức dB của tai nghe không?

Sẽ rắc rối một chút nếu bạn muốn chắc rằng những chiếc tai nghe của mình có vượt ngưỡng 85dB hay không. Chính xác là việc tính toán mức dB của tai nghe khá là khó khăn.

Hầu hết các đồng hồ đo dB đếu được phát triển để tính toàn mức âm lượng của môi trường, như tại nhà hàng hay một công trường. Nhưng âm thanh từ tai nghe lại đi thẳng trực tiếp vào tai bạn, không vang ra khỏi phòng. Thế nên, để sử dụng đồng hồ đo dB cho đôi tai nghe, bạn sẽ phải dán chặt chúng ngay trên đồng hồ đo. Ít nhất là bạn vẫn có những kết quả gần như chính xác.

Thực tế, bạn sẽ không cần phải mua một đồng hồ đo dB với giá 50 USD. Ở hiện tại, bạn có thể luôn kiểm tra được cường độ âm thanh của chúng bằng những ứng dụng đo dB miễn phí như Sound Meter hay Sound Analyzer nhưng kết quả sẽ ít chính xác hơn.

Bạn không thể biết chính xác được chiếc tai nghe của mình to như thế nào, nhưng chú ý đến độ to và thay đổi thói quen nghe là cách duy nhất giúp bạn nhận ra mức âm lượng nghe thoải mái nhất.

Chú ý đến những gì bạn đang làm

Một trong những cách tốt nhất là giới hạn âm lượng. Khi bạn đang đeo một chiếc tai nghe, hãy suy nghĩ một vài giây liệu rằng nó có đang nghe ở mức âm lượng quá to không.

Nếu bạn không thấy rằng nó không quá to, bạn có thể đã tìm thấy được mức âm lượng thoải mái và phù hợp nhất với ngưỡng nghe của mình. Ngưỡng đó có thể là "một nửa" thanh âm lượng của chiếc điện thoại hay một con số cụ thể từ nguồn âm thanh chi tiết hơn.

Khi nào tai nghe có thể phá hủy thính giác của bạn? - Ảnh 3.

Bạn cũng có thể ngưỡng âm lượng cho những bài hát trên bất kì những ứng dụng phát nhạc nào.

Đa số những ứng dụng phát nhạc đều có tính năng "Tiêu chuẩn hóa Âm lượng" (Volume Normalization) trong phần Cài đặt và bạn có thể thiết lập nó ở mức "thấp" (low).

Một thứ khác cần chú ý đó chính là sự mệt mọi khi nghe. Khi bạn nghe nhạc hoặc bất kì âm thanh liên tục nào, đôi tai của bạn sẽ dần mệt mỏi (chỉ mệt, không phải phá hủy).

Kết quả là, những bản nhạc bạn đang nghe lại "trầm lắng hơn". Bạn sẽ làm di khi những bản nhạc dần trở nên yên tĩnh? Có lẽ sẽ là tăng âm lượng.

Tăng âm lượng khi đôi tai bạn đang mệt mỏi là một ý tưởng tồi tệ, nhưng đa số mọi người đều không nhận ra điều mà họ đang làm. Nếu bạn thấy mình tăng âm lượng trong suốt quá trình nghe, hãy để đôi tai của mình nghỉ ngơi vài phút. Hãy lấy tai nghe ra và lắng nghe những âm thanh khó chịu từ đồng nghiệp hay từ căn phòng yên tĩnh bất thường của bạn ít nhất là 10 phút.

Tập trung vào chất lượng thay vì âm lượng

Hầu hết những người nghe nhạc to là bởi muốn nghe được các chi tiết nhỏ trong bài nhạc chứ không phải là muốn tai mình chảy máu. Nếu những chiếc tai nghe của bạn quá tồi tệ tại mức âm lượng thấp, hãy cân nhắc đến việc đầu tư vào các trang thiết bị âm thanh tốt hơn.

Dĩ nhiên, bạn không cần phải mua những thiết bị audiophile với giá 1000 USD để nghe được những âm thanh chất lượng cao. Có rất nhiều những chiếc tai nghe đạt được chất lượng cao này với mức giá dưới 200 USD. Nếu bạn thường hay mang tai nghe trong những môi trường ồn ào thì hãy đeo những chiếc có chất lượng chống ồn tuyệt vời.

Có lẽ đối với nhiều người, 200 USD vẫn là một mức giá quá nhiều cho một chiếc tai nghe, thế nhưng, tin tôi đi, chúng hoàn toàn với số tiền mà bạn mua ra. Những chiếc tai tốt thường có chất lượng âm thanh tuyệt vời tại mức âm lượng thấp, thậm chí là cao, và có thể sử dụng hơn 1 thập kỉ nếu bạn biết cách bảo quản nó.

Khi nào tai nghe có thể phá hủy thính giác của bạn? - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, điều quan trọng mà bạn cần lưu ý nữa là những chiếc tai nghe over-ear đều cung cấp chất lượng âm thanh cao hơn so với các tai nghe earbud hay in-ear. Tất nhiên, earbud và in-ear đều có vị trí riêng của chúng, nhưng nếu bạn thường nghe nhạc tại gia, thì hãy nên cân nhắc sử dụng các chiếc tai nghe over-ear.

Nếu bạn không muốn bỏ thêm tiền cho những thiết bị âm thanh mắc tiền, hãy thứ điều chỉnh các thiết lập EQ có trên thiết bị. Đa số những chiếc điện thoại hay amplifier đều có các thiết lập EQ tự động và mạnh mẽ nhằm giúp cải thiện chất lượng âm thanh tại mức âm lượng thấp và cao.

Nhưng lưu ý hãy chỉnh ít thôi, đừng lạm dụng quá, bởi nó có thể gây vỡ méo tiếng trầm trọng, khiển tổng thể của bài nhạc bị phá hỏng. Nó là con dao 2 lưỡi, thành bại là do bạn.

Phương án cuối cùng: Đeo tai nghe trẻ em

Đôi khi, bạn sẽ phải thực hiện quyết liệt hơn để thay đổi thói quen xấu của mình. Nếu bạn đã quen với những âm thanh lớn, hãy thử "phạt mình" bằng một số tai nghe giới hạn âm lượng.

Những chiếc tai nghe này được thiết kế dành riêng cho trẻ em và không thể vượt quá ngưỡng 85dB. Tất nhiên, chúng có thể sẽ không có chất lượng tốt nhất nhưng nó lại là một phần của "hình phạt".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại