Tại sao huyết áp thấp lại nguy hiểm?
Không chỉ huyết áp cao mới nguy hiểm, chính vì chủ quan với bệnh huyết áp thấp mà nhiều người rơi vào nguy hiểm, đột ngột ngã quỵ ra đường, bị thương do ngất, thậm chí gây tử vong bất ngờ.
Làm sao để biết mình có bị huyết áp thấp hay không? Hãy học cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh sau đây và sớm đi kiểm tra, đo huyết áp để biết hướng can thiệp y tế kịp thời.
1. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Dấu hiệu này xuất hiện đặc biệt là vào buổi sáng, bệnh nhân thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu nghỉ ngơi hoặc ngủ 1 giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.
Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ co thắt quá mức.
2. Đau đầu, chóng mặt
Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu, chóng mặt. Cơn đau sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc vừa có hoạt động thể lực nặng.
Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau. Đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa tê nhức.
Mức độ chóng mặt ở mỗi người đều khác nhau, người bị nhẹ thì hai mắt sẽ tối sầm lại, người nặng hơn có thể bị chao đảo, thậm chí ngất ngã xuống đất, thường xuất hiện khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế, ví dụ như đang ngồi xổm thì đứng bật dậy. Đây là trạng thái nguy hiểm, thậm chí gặp rắc rối lớn cho tính mạng.
Ngoài ra, kể cả khi bạn làm công việc nhẹ nhàng tĩnh lặng, nhưng áp lực suy nghĩ sâu cũng có thể gây ra hạ huyết áp, gây đau đầu và chóng mặt, liên quan đến áp suất máu trong não hạ thấp.
3. Đau vùng ngực hoặc khó chịu vùng tim
Người bị huyết áp thấp thường có dấu hiệu đau ở vùng ngực, khó chịu xung quanh vùng tim, kể cả khi không trong trạng thái căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất.
Kể cả khi nghỉ ngơi cũng có thể bị các cơn đau tấn công, đôi khi thậm chí đau thắt vùng tim. Điều này càng xảy ra nhiều hơn và phổ biến ở bệnh nhân sau độ tuổi 40.
Tình trạng đau ngực không chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị huyết áp thấp và bệnh tim mạch vành, mà trên thực tế, khi huyết quá áp thấp cũng có thể dẫn đến xuất hiện suy mạch vành, do thiếu máu cục bộ ở cơ tim.
4. Rối loạn chức năng thần kinh
Người bệnh huyết áp thấp sẽ có biểu hiện như rối loạn tâm thần, trí nhớ suy giảm, rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Khi chức năng thần kinh tự chủ bị rối loạn có thể xuất hiện dấu hiệu ra mồ hôi nhiều, da nhợt nhạt hoặc xanh tím, toàn thân lúc nóng lúc lạnh, có lúc xuất hiện cảm giác như kiến bò, tê bì tay chân.
5. Rối loạn chức năng nội tiết
Biểu hiện chủ yếu là vì thiếu các chất hormone có tên là epinephrine và norepinephrine ở trong tuyến thượng thận từ đó gây ra các rối loạn chức năng nội tiết.
Ở một số bệnh nhân còn có thể bị hạ đường huyết, rối loạn chức năng tình dục.
6. Các dấu hiệu khác
Khi mắc huyết áp thấp, nhiều người có biểu hiệu liên quan đến tiêu hóa như chán ăn, đau bụng, khó tiêu. Đồng thời xuất hiện sự gia tăng các tế bào máu đỏ, giảm bạch cầu, giảm khả năng miễn dịch có thể dẫn đến các dấu hiệu của nhiễm trùng.
Muốn biết có mắc bệnh huyết áp thấp hay không, không có cách nào tốt hơn là đo huyết áp hàng ngày và theo dõi các chỉ số huyết áp để sớm can thiệp và điều trị y tế.
Những nguy cơ sức khỏe khi bị huyết áp thấp
1. Chóng mặt, mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, khả năng làm việc giảm.
2. Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường có tâm trạng uể oải, buồn bã, rất dễ bị trầm cảm.
3. Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ có triệu chứng của ngất xỉu. Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơn ngất xỉu đột ngột sẽ dễ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Bạn hãy tưởng tượng, đang đi xe hoặc đi bộ mà ngã đổ bên đường thì sẽ nguy hiểm thế nào.
4. Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực giảm làm mắt mờ. Nghiên cứu cho thấy, huyết áp thấp sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.
5. Nguy cơ xảy ra khác là nói không rõ, khó thở, bệnh nặng hơn có thể sẽ phải nằm yên một chỗ thường xuyên, làm ảnh hưởng đến nhịp sống bình thường của người bệnh và các thành viên khác trong gia đình.
Xem thêm:
*Theo Health/Haodf