Ảnh minh họa
Sự kế thừa ngôi vị hoàng đế trong xã hội phong kiến Trung Quốc là tương đối điển hình, mỗi vị hoàng đế vì muốn chứng minh sự hợp pháp của mình khi kế thừa ngai vị, đều cho biên soạn một bài viết về việc mình ra đời.
Những bài viết đó đại khái đều miêu tả rằng khi hoàng đế sinh ra đều có mây hồng che vạn trượng, trời giáng điềm lành, hoặc nơi hoàng đế sinh ra có hai con rồng vàng trên tòa thành... Nói chung là sự miêu tả vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng.
Sở dĩ các hoàng đế phải cho biên soạn những bài viết như thế là vì muốn chứng minh sự hợp lí khi kế thừa ngai vị của mình.
Nhưng trong con mắt của người hiện đại, những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn này thực ra chỉ là sản phẩm của sự bịa đặt, do quan lại bấy giờ muốn lấy lòng vua chúa mà phóng đại lên, lừa gạt dân thường thời bấy giờ vốn có trình độ dân trí thấp.
NHỮNG HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA CÓ NGÀY RA ĐỜI ĐƯỢC THÊU DỆT HẾT SỨC KỲ LẠ
Đầu tiên đó chính là Hán Cao tổ Lưu Bang.
Sử kí đã viết như thế này: Mẹ của Lưu Bang ra bờ sông giặt quần áo, sau đó đã ngủ thiếp đi.
Bố của Lưu Bang lo lắng cho vợ, men theo bờ sông tìm kiếm, kết quả đã tìm thấy vợ đang ngủ thiếp đi ở bờ sông, điều lạ là có một con rồng đang bò trên người. Nhìn thấy có người đến, con rồng bay đi mất, sau đó mẹ của Lưu Bang đã mang thai ông.
Hình ảnh Lưu Bang trên phim.
Từ câu chuyện đó, hậu thế đều nói, Lưu Bang là con của rồng, ông không làm hoàng đế thì ai làm đây? Chỉ đáng thương cho bố của Lưu Bang, trên đầu bị cắm sừng, muốn gỡ xuống cũng không được.
Người thứ 2 đó chính là Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Cảnh Đế- cha của Hán Vũ Đế có một hôm đã mơ thấy một con lợn đạp mây bảy sắc mà tới, xông vào trong hoàng cung, chui vào trong bụng của vợ mình là Vương phu nhân. Sau đó không lâu, Vương phu nhân đã mang thai và sinh ra Lưu Triệt.
Lưu Triệt vốn tên là Lưu Trệ, Trệ trong tiếng Trung cổ đại có nghĩa là con lợn, sau đó đứa trẻ lớn lên, thấy cái tên này không hay, mới đổi là Lưu Triệt.
Nhưng lúc này câu chuyện đã truyền ra ngoài, chứng minh Hán Vũ Đế là người gánh vác trọng trách do ông trời phái xuống, chắc chắn sẽ trở thành hoàng đế, còn về sự thật của câu chuyện này, không ai quan tâm đến nữa.
Người thứ 3 đó chính là Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương.
Theo miêu tả trong sử sách thì dung mạo Chu Nguyên Chương không được ưa nhìn cho lắm. Ông có gương mặt của lừa lại bị lệch, chiếc cằm thì rất dài, người như vậy cũng có thể làm hoàng đế hay sao? Chẳng trách thời đó có nhiều người không phục.
Hình ảnh nhân vật Chu Nguyên Chương trên phim.
Thế là có một vị sử quan đã đứng lên nói rằng, Chu Nguyên Chương được sinh ra tại một ngôi miếu cũ nát, vào đêm mà ông ta được ra đời, bầu trời xung quanh ngôi miếu ấy có ráng mây hồng, nhân dân tưởng bị cháy, xách nước dập lửa, nhưng cuối cùng lại không có việc gì xảy ra.
Sau đó thì Chu Nguyên Chương ra đời, có người nói đây là điều bí ẩn của thiên nhiên, người được sinh ra chắc chắn có hồng phúc, tương lai nhất định làm hoàng đế.
Đương nhiên vẫn còn có nhiều hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, giống như khi Lý Thế Dân được sinh ra, trên đỉnh tòa thành có hai con rồng không rời đi, cứ ở đó 3 ngày liền. Hoặc khi Võ Tắc Thiên sinh ra, xung quanh phòng có hai con phượng hoàng, rồi khi Tào Phi ra đời, trên tòa thành có đám mây lành mãi không tan.
Những truyền thuyết này được chế ra, có thể lừa được nhân dân trong chốc lát, thể hiện sự hợp lí khi bản thân lên ngôi vua, yêu cầu mọi người không dị nghị thắc mắc. Nhưng trong con mắt của người hiện đại, chẳng khác nào chuyện cười, làm chúng ta không thể không bật cười.
Những truyền thuyết trên để nói về các vị vua có tài năng, xét cho cùng có thể chấp nhận được. Nhưng những bạo quân, hôn quân cũng dùng những truyền thuyết này để chứng minh sự hợp lí khi lên ngôi của họ thì thật sự làm người khác không thể kìm lòng.
Nếu như đúng như những gì họ cho biên soạn, chẳng phải là đang nói ông trời không có mắt? Vì một người chào đời mà xuất hiện hiện tượng thiên nhiên kỳ bí, điều này về cơ bản chỉ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi.