Cơ thể có mùi hôi ở 2 chỗ này, hãy cẩn thận
Nhiều người chỉ quan tâm đến chăm sóc sức khỏe của gan và thận, nhưng lại quên đi sự quan tâm dành cho dạ dày – một cơ quan được xem là vừa vất vả cực nhọc, lại vừa mong manh yếu đuối.
Bạn thường nhớ đến việc uống trà bổ gan, nhưng lại không để ý đến việc ăn ngày 3 bữa đúng giờ, ăn uống cũng không tiết chế hay kiểm soát tốt.
Nhiều người không biết rằng, sức khỏe của dạ dày là nền tảng của toàn bộ cơ thể để duy trì một trạng thái tốt, bởi vì nếu dạ dày không làm tốt việc tiêu hóa thức ăn thì các cơ quan khác không thể có đủ dinh dưỡng để hoạt động, khi không có dinh dưỡng thì toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tầm quan trọng của sức khỏe đường ruột, dạ dày
Dạ dày và ruột là bộ phận cốt lõi của cơ thể để hấp thụ các chất dinh dưỡng, gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của chúng ta đều phải thông qua quá trình tiêu hóa và hấp thu ở dạ dày.
Nếu như sức khỏe đường tiêu hóa suy yếu hoặc hư hỏng, thì cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết một cách bình thường được nữa.
Dạ dày có vấn đề, 2 bộ phận trên cơ thể sẽ sinh ra mùi hôi
1. Trung tiện có mùi hôi, thối
Khi trong dạ dày và đường ruột có nhiều khí dư thừa, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng trung tiện (đánh rắm). Đây là hiện tượng rất bình thường của hệ tiêu hóa.
Nhưng khi việc này xuất hiện mùi hôi thối quá mức, thậm chí những người ngồi xung quanh ngửi thấy mùi khó chịu, thì nó không còn là hiện tượng bình thường nữa.
Khi trung tiện có mùi, một trong những yếu tố liên quan chính là do tiêu thụ quá nhiều chất đạm, khiến cho lượng sulfide trong ruột tăng lên, khí thải ra sẽ mang theo mùi sulfide, khiến cho mùi thối rất nặng.
Ngoài ra, nếu ruột bị nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn và vi rút ký sinh bên trong sẽ trở thành một dạng bệnh lý, sẽ có thể xuất hiện các bệnh đường ruột như viêm dạ dày, ruột… đây cũng là nguyên nhân khiến cho bạn trung tiện có mùi hôi thối nặng hơn.
2. Hơi thở hôi
Một số người cũng có hiện tượng hơi thở hôi, nhưng đa số người nghĩ rằng hơi thở hôi là do vấn đề răng miệng. Trên thực tế, nhiều loại hơi thở hôi là do các bệnh ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh đường ruột.
Khi bạn có bệnh về đường ruột, chức năng tiêu hóa suy giảm hoặc hoạt động không hiệu quả, thực phẩm ăn vào sẽ không được tiêu hóa hết, chúng ở lâu trong dạ dày và đường ruột khiến cho vi khuẩn hoạt động, gây lên men.
Một khi thực phẩm tích trữ, lên men và sinh mùi hôi, chỉ cần bạn mở miệng là khí hôi thối này sẽ đi lên theo đường thực quản lên miệng, giải phóng ra ngoài. Thậm chí mùi hôi này có thể bay tới những người xung quanh bạn.
Các bệnh đường tiêu hóa do nhiễm trùng hay vi khuẩn còn có vi khuẩn Helicobacter pylori trong ruột có thể gây ra hiện tượng sulfide như ở trên. Các sulfide sẽ làm tăng khí bốc lên khoang miệng nhiều hơn, nó sẽ hình thành chứng hôi miệng.
Muốn duy trì cách chăm sóc dạ dày tốt, cần chú ý làm tốt 3 việc
1. Không nên tức giận
Cảm xúc xấu của con người có nhiều khả năng ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy bạn cần duy trì trạng thái tinh thần tốt và tâm trạng tốt nhất cho sức khỏe đường tiêu hóa.
Y học Trung Quốc cũng cho rằng, khi tâm trạng không ổn định, khí trong gan cũng trở nên trì trệ, hoạt động kém hiệu quả và bị giữ lại trong cơ thể, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày.
Ngoài ra, bạn không nên tức giận khi bạn ăn tối. Nếu bạn đang tức giận vào thời điểm này, những người có vấn đề về dạ dày sẽ có dấu hiệu đau bụng, những người có sức khỏe tốt thì sẽ có triệu chứng khó tiêu.
2. Không nên lười biếng
Để cho nhu động ruột hoạt động bình thường, quá trình tiêu hóa bình thường của thực phẩm luôn cần bạn ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Việc này sẽ có thể thúc đẩy chức năng tiêu hóa vận hành đúng cách.
Mỗi ngày, bạn nên duy trì việc tập thể dục vừa phải, nếu lười biếng ở nhà trong thời gian dài, thậm chí nhiều người không sẵn sàng để đi bộ, tốc độ nhu động ruột sẽ hoạt động rất chậm, chắc chắn sẽ kéo theo chứng khó tiêu xảy ra thường xuyên.
3. Cần ăn uống cẩn thận, chọn lọc
Thực phẩm có thể trực tiếp gây tổn hại sức khỏe dạ dày, đồng thời cũng có chức năng bảo vệ dạ dày. Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của bạn chính là chú ý đến phương pháp ăn uống đúng cách và phải biết kiểm soát, tiết chế một số món ăn nhất định nào đó.
Ví dụ, kể cả ngay khi bạn rất muốn ăn các món như đồ sống, đồ lạnh, đồ cay, thực phẩm thuộc nhóm kích thích, thì hãy nhớ rằng những thứ đó có thể gây hại dạ dày, từ đó mới có ý thức "kiêng" ăn.
Ngoài ra, thuốc lá hay bia rượu cũng là "sát thủ" gây hại cho dạ dày.
Bình thường, bạn nên cố gắng tránh những thức ăn bất lợi, duy trì ăn uống lành mạnh ngày 3 bữa thì dạ dày đường ruột của bạn chắc chắn sẽ khỏe mạnh hơn.
Hãy luôn phải trả lời câu hỏi, sức khỏe của dạ dày và đường ruột có quan trọng với bạn không, để từ đó bạn có ý thức hơn trong việc bảo vệ chúng.
*Theo Health/TT