Cách đây 100 năm, thiên tài vật lý Einstein đã tiên đoán rằng sau này khoa học sẽ phát triển tới mức có thể phát hiện ra sóng hấp dẫn, củng cố lại lý thuyết tương đối của ông.
Sóng hấp dẫn và dự đoán của Einstein
Sóng hấp dẫn do 2 lỗ đen sát nhập. Ảnh Internet.
Tuy vậy chính Einstein cũng nghi ngờ về điều này khi nói với nhà vật lý nổi tiếng người Đức Karl Schwarzschild rằng nếu chúng ta tìm thấy lỗ đen thì điều đó đồng nghĩa với việc không tồn tại sóng hấp dẫn.
Thế nhưng năm 2016 lại chính là bước đột phá vĩ địa của vật lý cũng như khoa học khi lần đầu tiên có thể phát hiện sóng hấp dẫn trong không gian.
Bằng cách sử dụng Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO), các nhà khoa học đã phát hiện ra sóng hấp dẫn, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới trong vật lý và khoa học nói chung.
Tại sao phát hiện ra sóng hấp dẫn là điều điên rồ, ngu xuẩn hay vô lý nhất (absolute absurdity) mà các con người từng thực hiện!
Sự điên rồ của khoa học
Sisyphus. Ảnh Internet.
Nếu trong câu chuyện thần thoại Hy Lạp, có một câu chuyện để nói về việc làm gần như vô vọng của con người như "Dã Tràng xay cát biển Đông" như sau:
"Sisyphus chính là kẻ khôn ngoan và hiểu biết nhất trong thế giới loài người, thế nhưng sự kiêu ngạo của hắn đã khiến các vị thần nổi giận.
Sisyphus phải chịu hình phạt từ các vị thần khi lăn một tảng đá lên tới đỉnh một ngọn núi, nhưng tảng đá hình tròn nền bị sức nặng kéo lăn xuống chân núi.
Hắn lại phải đi xuống núi lăn lại từ đầu và ngày nay qua ngày khác đều lặp lại tẻ nhạt, hoài công, vô vọng. Chỉ khác là con người đã vô cùng may mắn trong nỗ lực của mình.
Việc cố gắng tìm ra sóng hấp dẫn của con người có lẽ cũng là công việc vô vọng và gần như không thể như thế.
Sở dĩ nói như vậy vì điều đó gần như "mò kim đáy bể", một công việc mà xác suất tìm thấy sóng hấp dẫn gần như bằng Zero. Ấy vậy mà các nhà khoa học vẫn không từ bỏ.
Cả Einstein cũng không tin rằng con người có thể tìm thấy nó trong tương lai vì ông biết đó gần như là điều không thể.
"Tương tác hấp dẫn là một lực cực kì yếu", Bartos, một thành viên của LIGO cho hay, đây cũng là lực yếu nhất trong các loại lực mà con người biết đến.
Để có thể phát hiện ra nó con người cần một môi trường chân không tuyệt đối, một chiếc máy laser để phát hiện sự biến đổi không gian cực nhỏ.
Nếu hai lỗ đen khổng lồ sát nhập vào nhau có quy mô 1 triệu km thì khi tới Trái Đất, nó sẽ bị giảm đi chỉ còn kích cỡ của một nguyên tử.
Khoảng cách này càng xa càng làm cho việc phát hiện sóng hấp dẫn khó khăn, lấy ví dụ nếu vụ nổ xảy ra có khoảng cách tương đương với khoảng cách từ chúng ta tới chòm Nhân Mã (Alpha Centauri) (4.37 năm ánh sáng) thì khi tới mặt đất chỉ còn kích cỡ... 1 sợi tóc!
Xem video:
Bên cạnh khó khăn đó, môi trường chúng ta sống không phải là môi trường chân không tuyệt đối mà đầy các tạp âm, bão điện từ, sóng truyền do động đất, tiếng ồn âm thanh 24/7.
Giáo sư Viện Công nghệ California và nhà nghiên cứu LIGO Rana Adhikari nói rằng: "Những gì chúng ta đang làm (tìm sóng hấp dẫn) lúc này là những điều gần như không thể nếu bạn hỏi tôi 20 năm trước".
Do đó, có thể nói con người đã làm được một kỳ tích có thể gọi là điều "điên rồ nhất" mà con người thực hiện trong nỗ lực khám phá tự nhiên và vũ trụ.
Tham khảo nhiều nguồn