Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam

Khánh Linh - Việt Anh |

Nghệ thuật cung đạo, hay còn gọi là Kyudo, không chỉ là một môn thể thao đơn thuần rèn luyện thể lực. Giá trị cốt lõi mà môn này mang lại là sự rèn luyện về tinh thần, tính kỷ luật, hướng con người đến “Chân - Thiện - Mỹ”.

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 1.

Luyện tập cung đạp rèn cho con người tính kiên nhẫn đồng thời có được một sự hài hòa về thể chất và tâm hồn

Du nhập vào Việt Nam được 6 năm, đến nay bộ môn Kyudo đặc biệt này thu hút rất nhiều người theo học, nhất là những bạn trẻ yêu thích văn hóa Nhật Bản. Người mới bắt đầu phải mất từ 2 đến 6 tháng rèn luyện tinh thần, bao gồm thiền và học những nghi thức cơ bản.

Cách đi đứng, ngồi, chào trong Cung đạo luôn phải tuân theo chuẩn mực nhất định trước khi học 8 trạng thái xả tiễn bằng cung giả. 8 trạng thái này mô tả một Sha (lần bắn), tính từ lúc chuẩn bị tư thế đứng đến lúc bắn xong và trở về vị trí ban đầu.

Kyudo phù hợp với cả nam và nữ ở mọi độ tuổi, miễn là với một cây cung có kích thước và cường độ phù hợp. Độ chính xác của Kyudo phụ thuộc vào tư thế và tinh thần người bắn, nên môn này có thể tập luyện trong mọi điều kiện thời tiết cũng như không giới hạn thời gian luyện tập.

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 2.

8 trạng thái xả tiễn của bộ môn Kyudo

Khác với những môn bắn cung thông thường, cung trong Kyudo được cấu tạo hết sức đặc biệt. Cây cung có chiều dài trên 2m, làm từ nhiều chất liệu khác nhau như tre, gỗ hay cacbon tổng hợp. Cánh cung dài mảnh, khối lượng khác nhau tùy thuộc vào thể lực từng người tập. Những cây cung này được nhập hoàn toàn từ Nhật Bản.

Một điều đặc biệt khác trong Cung đạo đó là không có sự phân biệt giữa thuận tay trái hay thuận tay phải. Người bắn sẽ luôn cầm cung bằng tay trái và kéo dây cung bằng tay phải. Khoảng cách bia nâng dần lên tùy trình độ bắn, khoảng cách tiêu chuẩn trong Kyudo là 28 mét, dành cho những cung thủ đã có kinh nghiệm lâu năm.

Khác với cung thuật phương Tây, Kyudo được người Nhật tôn sùng như một nghi thức tôn giáo.

Nhiều người tập luyện cung đạo lâu năm cho rằng nếu động tác chính xác, cơ thể có sự hòa hợp giữa thể lực và tinh thần thì mũi tên chắc chắn sẽ bay trúng đích.

Trong Kyudo, việc bắn trúng đích không quan trọng. "Khi bắn trật, hãy dành thời gian để suy ngẫm về những gì bạn có thể đã làm sai.

Quá trình suy ngẫm lại đó còn rèn cho ta tính kỷ luật và là một trong những lý do khiến Kyudo được đánh giá cao".

"Dĩ nhiên việc bắn trúng đích đúng kỹ thuật là điều rất quan trọng nhưng trên cả điều ấy, nó trau dồi cho bạn trạng thái Fudoshin (Bất Động Tâm, trạng thái vững chắc của tâm lý) để bạn có thể bắn chính xác ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào và trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 4.

Thành viên mới luyện tập 8 bước bắn với cung

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 5.

Kyudo là một bộ môn phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi giới tính

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 6.

Kyudo đòi hỏi kỹ thuật và sự tập trung cao độ

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 7.

Tư thế chuẩn bị bắn tên

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 8.

Cung thủ cần giữ vững tinh thần để có một lượt bắn tốt

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 9.

Đối với Kyudo, việc bắn trúng đích không quan trọng

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 10.

Mỗi động tác đều đòi hỏi sự kết hợp của thể lực và tinh thần

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 11.

Người tập luyện cần tuân thủ hướng dẫn để tránh rủi ro

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản du nhập vào Việt Nam - Ảnh 12.

Các thành viên câu lạc bộ Hanoi Kyudo trong một buổi tập bắn cung

Trong quá trình tập luyện, các học viên luôn được nhắc nhở phải tuyệt đối cẩn trọng vì tất cả dụng cụ như cung, tên đều là vũ khí thật và có mức sát thương cao. Nếu thực hiện sai kĩ thuật sẽ gây thương tích cho người tập.

Do mang tính chất nguy hiểm cao nên những người luyện tập, đặc biệt là những người mới thường không được phép tập một mình, đồng thời phải luôn nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc những người tập lâu năm.

Khám phá Kyudo - Nghệ thuật Cung đạo Nhật Bản

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại