Trước khi đi tìm hiểu ngưỡng chịu đau khủng khiếp của con người, hãy cùng tìm hiểu một trong những nỗi đau mà hồi bé và khi trưởng thành, không ít người trong chúng ta chưa từng trải qua một lần!
1. Bật móng tay, móng chân: Tai nạn "đeo bám" chúng ta từ bé đến lớn
Bên cạnh những "tai nạn" mà các cô/cậu bé lanh chanh chúng ta thường gặp phải như giẫm phải vật nhọn (đinh, gai, mảnh sành), tay chân kẹt vào cánh cửa... thì bật móng tay, móng chân khi chơi đùa và sinh hoạt là một trong những nỗi đau "không tha" chúng ta từ bé đến lớn.
Tụi nhỏ chúng ta thường hay tay máy tự làm những việc như thế này...
... hay chơi thể thao vui quá, không để ý, đều có thể gặp tai nạn đau khổ này. Hình minh họa.
Theo các nhà khoa học, móng tay, móng chân được cấu tạo từ nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin.
Ngoài chức năng dễ nhìn thấy nhất là thẩm mỹ, thì móng có nhiệm vụ bảo vệ mạng lưới các dây thần kinh ở đầu ngón tay và chân.
Vì các đầu ngón tay, chân là một trong những nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác nhất trên cơ thể, nên khi bộ phận vẫn gắn chặt vào các ngón tay, ngón chân (móng) này mà bị bật ra khỏi, thì chảy máu và đau đớn là điều tất yếu.
Hình minh họa.
Tùy vào độ nặng nhẹ của tai nạn như bật móng, dập móng mà móng có khả năng phục hồi hay không.
Vì trên thực tế, móng không có tế bào sống. Để hình thành móng cần có một bộ phận gọi là gian bào, là nhóm tế bào chứa nhiều mạch máu.
Do đó, nếu tai nạn quá nặng khiến gian bào bị mất thì móng sẽ không thể mọc lại được.
Có nhiều trường hợp, móng tay không thể mọc lại được.
Trong trường hợp nhẹ, nêu biết cách khử trùng và chăm sóc vết thương, móng có thể liền lại với phần thịt của ngón tay.
Mặc dù khá đau đớn và gây trở ngại cho sinh hoạt thời gian đầu (khiến các cô/cậu nhóc như "mất ăn, mất ngủ") thì bạn cũng nên chú ý cung cấp đầy đủ các thực phẩm tốt cho móng như sữa, trứng gà, bông cải xanh...
Sau một thời gian, móng có thể mọc lại.
Trong cuộc sống sinh hoạt, vui chơi hàng ngày, chúng ta thường khó tránh khỏi những tai nạn như đứt tay, bỏng, bật móng...
Cảm giác đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất đó là ĐAU.
Nhân nói về chuyện chúng ta bị bật móng tay, móng chân, trong khuôn khổ bài viết này, độc giả sẽ được hiểu Đau là gì? Và mức độ chịu đau của cơ thể người như thế nào?
2. Khám phá "cơ chế" ĐAU ở con người
Đau là gì? Hình minh họa.
Đau là trạng thái tồi tệ mà con người phải trải qua nhiều lần trong đời. Có thể chúng ta được nghe nhiều những câu chuyện về khả năng chịu đau siêu phàm của con người.
Đơn cử như trường hợp của vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc là Quan Vũ (162 - 220) nén đau đớn, ung dung chơi cờ trong khi Hoa Đà xử lý chất độc ở cánh tay bằng cách lóc thịt, cạo xương.
Tại sao Quan Vũ có thể chịu đau một cách... khủng khiếp như vậy? Điều gì khiến ông có thể làm chủ mình trước cơn đau tột độ đó?
Chúng ta cùng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khoa học trong phần trình bày dưới đây.
Hình ảnh Quan Vũ nén đau để Hoa Đà xử lý chất độc ở cánh tay. Ảnh: Wikipedia.
Đau là gì?
Khi cơ thể có các mô tế bào bị tổn thương, cảm giác đau sẽ tràn đến. Khi mô tế bào bị tổn thương, các thụ thể cảm nhận đau sẽ truyền đến tế bào thần kinh. Khi đó, não bộ sẽ xử lý "thông tin" và "giúp" chúng ta cảm thấy đau.
Đơn vị và giới hạn đo độ đau?
Theo các nhà khoa học, giới hạn tối đa mà con người có thể chịu được đau đớn là 45 đơn vị đau (Del Unit).
Tuy nhiên, trên thực tế, người phụ nữ khi trở dạ, họ phải chịu cơn đau dài lên đến 57 đơn vị đau. Mức độ đau này giống với việc người thường bị gãy 20 cái xương một lúc.
Phụ nữ phải chịu cơn đau lên đến 57 del unit. Hình minh họa.
Hay những chiến binh trong chiến tranh, họ có thể vượt qua những nỗi đau về thể xác để tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng.
Họ không phải siêu nhân nhưng lại có khả năng chịu đựng nỗi đau giỏi hơn tất thảy.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao người ta có thể chịu đau một cách ngoạn mục đến như vậy? Phải chăng đó là khả năng kỳ diệu khi bị "dồn" đến giới hạn cao nhất mà vẫn có thể "vượt qua ngưỡng giới hạn"?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ chịu đau của con người?
Theo một nghiên cứu khoa học, có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ chịu đau, bao gồm: Yếu tố cảm xúc, yếu tố nhận thức và yếu tố hành vi thái độ.
Cảm xúc có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chịu đau. Điều này lí giải tại sao khi người ta vui vẻ thì mức độ đau có thể giảm đi. Ngược lại, khi chúng ta cảm thấy bực dọc, khó chịu thì ta lại cảm thấy đau hơn bình thường.
Ngoài ra, yếu tố nhận thức và yếu tố hành vi thái độ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tiếp nhận thực tế.
Ngoài ba yếu tố trên, các nhà khoa học khẳng định yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định một con người có thể chịu đau đến mức nào là phụ thuộc vào loại gen của người đó.
Người sở hữu gen DRD1, có khả năng chịu đau tốt nhất. Hình minh họa.
Có 4 loại gen ảnh hưởng đến cảm giác đau đớn đó là: DRD1, COMT, OPRK1, OPRK1 và DRD2.
Theo đó, những người có gen DRD1 có khả năng chịu đau tốt nhất, tiếp đến những người sở hữu loại gen COMT và OPRK có khả năng chịu đau tương đối tốt. Cuối cùng, những người thuộc loại gen DRD2 chịu đau kém nhất.
Như vậy, mức độ chịu đau của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, mỗi người lại có khả năng chịu đau khác nhau.
Điều này lý giải vì sao, cùng một nỗi đau nhưng có người cảm thấy như "địa ngục", có người lại cảm thấy "chẳng có gì"!
Cơ thể con người quả có nhiều điều thú vị phải không nào!!!
Mời bạn đọc tuyến Tuổi thơ dữ dội với những bài viết rất hấp dẫn, thú vị.