Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Tuyết Đan |

Dù phi công có diện tích 60m2, được làm bằng loại vải đặc biệt, nhẹ và bền, có thể mang được một trọng lượng gấp 2,3 trọng lượng phi công.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 1.

Khi những chiếc máy bay SU-30MK2 bắt đầu hạ cánh xuống đường băng, dù ở phía đuôi bắt đầu được bung ra để hãm tốc độ. Nhưng chỉ một lúc sau, những "bông hoa dù" ấy đã biến mất…

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 2.

Ngay tại khu vực đường băng, nơi máy bay cắt dù hãm tốc, một tốp cán bộ, chiến sĩ trực sẵn chỉ chờ máy bay vừa lướt qua, họ lao ra ngay để nhặt dù, giải phóng đường băng cho những chuyến hạ cánh tiếp theo.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 3.

Họ là những cán bộ, chiến sĩ thuộc trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng Không - Không quân. Những cán bộ, chiến sĩ này được đào tạo bài bản về chuyên ngành dù ở Trung tâm huấn luyện dù Quốc gia, tốt nghiệp họ được cấp chứng chỉ nhảy dù. Công việc nhặt dù chỉ là một trong những nội dung những cán bộ, chiến sĩ ở Trung đoàn 927 thực hiện. Công việc này mới nhìn có vẻ… ít quan trọng nhưng sự thực thì ngược lại. Có thể nói, dù hãm tốc là trang bị không thể thiếu đối với nhiều loại máy bay phản lực chiến đấu nói chung, tiêm kích đa nhiệm SU-30MK2 nói riêng. Trước mỗi chuyến bay, trang bị này được lắp vào khoang dù đuôi SU-30MK2, để khi hạ cánh, đến cự ly thích hợp, phi công sẽ tiến hành bung dù hãm tốc.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 4.

Nhờ 2 vòm dù bung ra, tốc độ máy bay nhanh chóng giảm trong giai đoạn hãm đà hạ cánh. Trước khi thực hiện cua từ đường băng vào đường lăn, phi công sẽ ngắt dù, để nhân viên Tổ dù trực trên sân bay thu gom.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 5.

Từ sân bay, dù đuôi lại được đưa về nơi hong khô (nếu ẩm), hoặc làm mát (nếu nóng). Sau quá trình phân loại, dù được gấp-ép, và rồi những quả dù lại sẵn sàng trở lại khoang dù đuôi của “hổ mang chúa” SU-30MK2 trong mỗi chuyến bay.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 6.

So với dùng cáp hãm, phương pháp dùng dù hãm đà ưu việt hơn nhiều. Nó là “bộ phanh gió êm ái” giúp máy bay giảm tốc chậm dần đều. Nếu không có dù, muốn giảm bớt đà lao của máy bay, phi công chỉ còn cách can thiệp bằng phanh lốp.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 7.

Nhưng việc này chỉ được áp dụng trong trường hợp khẩn cấp. Bởi khi máy bay hạ cánh với tốc độ rất lớn, lao nhanh với trọng lực hàng trăm tấn trên đường băng, việc can thiệp bằng phanh lốp là vô cùng nguy hiểm và… tốn kém.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 8.

Trong gian phòng dài rộng hàng trăm mét vuông, những cán bộ, chiến sĩ đang tất bật gấp dù. Đây là số dù được sử dụng trong ban bay sáng nay, Đội Dù phải gấp nhanh để kịp nạp cho ban bay tiếp theo.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 9.

Công việc gấp dù không hề đơn giản. Mỗi bộ dù hãm đà có diện tích 50m2 nhưng phải gấp gọn trong bao đựng dù chỉ còn to bằng chiếc ba lô. Sau khi gấp bằng tay rồi mới đưa dù vào cối ép thủy lực tạo khuôn.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 10.

Chuẩn bị dù cho máy bay đã vất vả, chuẩn bị dù cho phi công còn phức tạp hơn nhiều. Bộ dù cứu hộ dành cho phi công được những nhà thiết kế đặc biệt chú ý. Nó là một tổ hợp bao gồm một túi dù và một túi cứu sinh đựng thức ăn, thuốc men, thuốc chống cá mập, máy lọc nước biển…

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 11.
Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 12.

Dù cứu hộ được coi là ‘Người mẹ thứ hai’ của phi công tiêm kích, vì thế khi phi công ngồi vào buồng lái, nhân viên Đội Dù phải leo lên kiểm tra tỉ mỉ: Dây điều khiển dù (phải nguyên vẹn, lắp đúng qui cách, tránh dù trùm vào đầu phi công khi bung ra); túi oxy dù (phải được nạp đầy, đảm bảo cho phi công thở được ngoài trời ở độ cao lớn); các dây rút hông, vai, bộ liên kết, nút bấm phóng ghế dù; các chốt trực tiếp lắp vào ghế dù; dây hiệp đồng giữa lắp buồng lái và ghế dù; khóa thoát hiểm CKC… Tất cả những chi tiết này phải trong tình trạng sẵn sàng làm việc.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 13.

Dù phi công có diện tích 60m2, được làm bằng loại vải đặc biệt, nhẹ và bền, có thể mang được một trọng lượng gấp 2,3 trọng lượng phi công. Theo qui định, cứ 5.000 giờ bay hoặc 72 tháng dù phi công phải được tháo ra kiểm định một lần.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 14.

Đối với túi cứu sinh, định kì 6 tháng một lần nhân viên Đội Dù phải tháo ra bảo dưỡng, đổi thức ăn, thuốc men…. Công việc bảo dưỡng tổ hợp dù đòi hỏi cực kì nghiêm khắc từ khâu tháo rời, hong phơi, gấp gói, lắp đặt...

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 15.

Ngoài chuẩn bị dù hãm đà cho máy bay và dù cứu hộ cho phi công, những người lính dù chiến sĩ này còn phải chuẩn bị dù cho mình. Tất cả các ngày trong năm, Đội Dù luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bởi họ là một đội cứu hộ hàng không chuyên nghiệp. Một chiếc trực thăng luôn đợi sẵn, khi có lệnh là họ đeo dù, mang những phương tiện cứu hộ như dây lôi, tời, cẩu vớt chuyên dụng… đi bất cứ đâu.

Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 16.

Và trong tình huống phi công tiêm kích phải thoát li khỏi máy bay, Đội Dù có trách nhiệm tìm kiếm. Nếu phi công nhảy dù xuống biển, lính chiến sĩ dù sẽ dùng dây tụt từ trực thăng xuống cứu. Nhưng nếu phi công nhảy dù xuống vùng rừng núi thì phải nhảy dù xuống tìm.


Khám phá bí mật về lực lượng hỗ trợ an toàn phía sau 'Hổ mang chúa' Su-30MK2 của Không quân Việt Nam- Ảnh 17.

Với lực lượng chuyên ngành dù, ngoài đảm bảo an toàn bay cho tiêm kích SU-30MK2, thì trong công tác cứu hộ cứu nạn khác khi được điều động, cán bộ chiến sĩ còn phải nắm chắc nhiều kỹ năng khác như tìm kiếm, sơ cứu, vận chuyển người bị nạn; chống cháy nổ, cứu sập; thu nhận và truyền thông tin từ hiện trường về trung tâm chỉ huy…trong điều kiện thời tiết từ bình thường đến phức tạp.

Clip đội dù tiêm kích SU-30MK2

Tỉnh ven biển miền Trung 'hốt bạc' sau 5 ngày nghỉ lễ với 3.805 tỷ đồng, vượt xa nhiều tỉnh thànhTỉnh ven biển miền Trung "hốt bạc" sau 5 ngày nghỉ lễ với 3.805 tỷ đồng, vượt xa nhiều tỉnh thành

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Hà Nội cũng phục vụ khoảng 737.900 lượt khách, tăng 4% và đạt tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng gần 10%.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại