Các mỏ thiếc bị khai thác cạn kiệt trên đảo ở Indonesia.
Indonesia là nước xuất khẩu thiếc thô lớn nhất thế giới và phần lớn nguồn nguyên liệu đến từ các đảo như Bangka và Belitung. Nhưng ngày nay, nguồn cung cấp thiếc trên đất liền gần như đã không còn, vì vậy những người thợ mỏ đã buộc phải di chuyển ra biển, mạo hiểm tính mạng của mình để khai thác mỏ quặng nằm sâu khoảng 20 dưới mặt nước.
Dòng chảy nhiều màu phía sau những con thuyền là nước thải của quá trình sàng lọc thiếc.
Từ bờ biển của đảo Bangka, những người thợ mỏ sẽ bắt đầu ngày làm việc của mình bằng cách đi thuyền để đến với những chiếc phao gỗ được xây dựng thô sơ và rải rác ngoài khơi bờ biển. Chúng cũng được trang bị các phương tiện để hỗ trợ việc nạo vét đáy biển, một công đoạn trong hành trình tìm kiếm và khai thác các mỏ quặng thiếc béo bở.
Từ đất liền, các mỏ khai thác đã được chuyển ra giữa biển.
Trông giống như một ngôi làng trên biển, nhưng nó lại di chuyển mỗi ngày tùy theo vị trí các điểm khai thác. Được nhóm lại với nhau xung quanh các vỉa thiếc dưới nước, những chiếc phao gỗ xiêu vẹo khi làm việc thải ra những luồng khói đen từ máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Chúng hợp thành các cầu phao, mỗi cầu có ba hoặc bốn công nhân và các đường ống dài tới 20 mét để hút cát từ đáy biển lên.
Những cỗ máy hàng chục năm tuổi đời vẫn đang được sử dụng và vận hành trên các cầu phao.
Hỗn hợp nước và cát sau đó được bơm được chạy qua một lớp thảm nhựa để giữ lại các hạt quặng thiếc đen lấp lánh. Các thợ mỏ được trả từ 4,5 USD tới 5,2 USD cho mỗi kg cát thiếc, và một chiếc cầu phao thường sản xuất khoảng 50 kg mỗi ngày.
Cát thiếc được đem về bờ để bán lại với giá khá rẻ.
Những người thợ đôi khi cũng phải lặn xuống để hỗ trợ chiếc máy bơm dưới biển, như điều chỉnh vị trí đặt ống hút, và thứ níu giữ họ với sự sống là một ống dẫn khí được vận hành bởi một động cơ rỉ sét lâu năm. Thỉnh thoảng, nó cũng hỏng hóc trong khi các thợ lặn đang ở sâu dưới đáy biển.
Ngoài vấn đề về không khí, các thợ lặn cũng phải đối mặt với vô vàn các nguy hiểm khác như các hố sụt hay sinh vật biển nguy hiểm. Còn ở trên thuyền, bạn cũng sẽ chẳng thể tìm thấy một chiếc ao phao nào. Để chống lại sự sợ hãi, họ cho biết chỉ có thể cầu nguyện để được an toàn sau mỗi ngày làm việc.
Một thợ lặn kiểm tra chất lượng cát thiếc dưới đáy biển.
Các thợ mỏ hiện cho biết họ kiếm được khoảng 13 USD mỗi ngày và họ nói rằng công việc này là lựa chọn tốt nhất để nuôi sống gia đình. "Trên đất liền, thu nhập của chúng tôi đang giảm dần”, một thợ mỏ nay đã chuyển sang khai thác ngoài khơi cho biết lý do. Khoảng 40% người dân trên đảo hiện đang làm công cho các mỏ thiếc này.
Một thợ khai thác nghỉ trưa ngay bên trên sàng thiếc đang hoạt động.
Thiếc là nguồn nguyên liệu quan trọng, hiện được sử dụng trong mọi lĩnh vực từ sản xuất bao bì thực phẩm đến điện tử và cả các công nghệ xanh mới nổi. Nhưng khi những mỏ thiếc trên bờ đã cạn, người thợ mỏ đã quay ra biển, nơi có trữ lượng còn lớn hơn nhiều.
Trữ lượng thiếc khai thác ngoài khơi nhanh chóng được chứng minh là lớn gấp nhiều lần trên đất liền. Điều này khiến việc khai thác ngày càng có dấu hiệu gia tăng một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc khai thác mở rộng trên quy mô lớn đã làm gia tăng căng thẳng với các ngư dân, bởi họ nói rằng sản lượng đánh bắt cá đã bị sụt giảm vì các ngư trường bị xâm phạm liên tục kể từ năm 2014.
Các thỏi thiếc sẵn sàng được vận chuyển tại nhà máy nấu chảy của PT Timah ở Mentok, Bangka, Indonesia.
Theo các ngư dân, lưới đánh cá có thể vướng vào các thiết bị khai thác ngoài khơi. Trong khi đó, việc mò mẫm thăm dò dưới đáy biển để tìm các vỉa quặng đã làm ô nhiễm vùng biển từng nguyên sơ. Điều này làm cá đang trở nên khan hiếm vì các rạn san hô nơi chúng sinh ra đã bị bao phủ bởi bùn từ việc khai thác.
Apple, không tiết lộ công khai liệu thiếc mà các nhà cung cấp của họ sử dụng có xuất xứ từ Bangka hay không. Nhưng công ty đã khởi xướng một nhóm làm việc để đánh giá sản lượng thiếc tại hòn đảo này cùng với Liên minh Công dân Công nghiệp Điện tử (EICC), một tổ chức gồm các công ty điện tử có mục tiêu cải thiện trách nhiệm xã hội và môi trường trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty tham gia khác là BlackBerry, LG, Philips, Samsung và Sony.
Tham khảo BI, TheGuardian, Wired