Khai thác lithium và những hệ lụy đối với môi trường

Ban Thời sự |

Liên minh châu Âu đang nỗ lực giảm phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga, tuy nhiên, khai thác các nguồn năng lượng thay thế cũng phải chấp nhận sự đánh đổi lớn.

Mỗi sáng, ông Nelson Gomes thức dậy làm việc trong tâm trạng nặng nề. Ông tự hỏi liệu mình còn có thể nuôi đàn gia súc trong trang trại đến bao giờ. Đa số người dân tại Covas do Barroso, đông bắc Bồ Đào Nha kiếm sống từ việc chăn nuôi gia súc, nhưng tất cả sẽ sớm thay đổi khi các mỏ khai thác lithium mọc lên tại đây.

"Chúng ta đang nói đến các mỏ khai thác lithium quy mô lớn, lượng đất đá bị đào lên, lượng nước khổng lồ phải sử dụng cả tiếng ồn nữa. Và chúng tôi thì sống ngay bên cạnh khu vực khai thác", ông Nelson Gomes nói.

Bồ Đào Nha được cho là có trữ lượng lithium lớn nhất tại châu Âu. Lithium được dùng để sản xuất pin cho ô tô điện, do đó khai thác lithium cũng là một phần của giải pháp giảm lượng khí thải CO2, ứng phó với sự nóng lên toàn cầu.

Trong khuôn khổ Thỏa thuận Xanh châu Âu, Bộ Môi trường và Hành động vì Khí hậu Bồ Đào Nha đã đưa cam kết giúp châu Âu có thể đáp ứng đủ nhu cầu lithium của khối. Đến nay, Bộ Môi trường Bồ Đào Nha đã bật đèn xanh cho việc khai thác lithum ở 6 khu vực khác nhau của đất nước và xác định 9 khu vực thăm dò nhằm tìm kiếm lithium, thứ mà họ gọi là "vàng trắng".

Khai thác lithium và những hệ lụy đối với môi trường - Ảnh 1.

Ông Nelson Gomes lo lắng khi sống gần khu vực khai thác lithium

Điều đáng nói là nhiều khu vực trong số đó nằm giữa các khu bảo tồn thiên nhiên và do đó vấp phải sự phản đối của người dân. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những hệ lụy của việc khai thác lithium, đặc biệt là những người cao tuổi.

Một người dân nói: "Một số người nói rằng nó sẽ tạo ra công ăn việc làm và chúng tôi cần việc làm".

Với ông Nelson Gomes thì đã hiểu rõ việc khai thác lithium rất quan trọng để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, nhưng ông cũng biết cái giá của nó quá đắt. "Ở đây, chúng tôi có một lối sống lành mạnh và bền vững, nếu họ đào mỏ trên vùng đất của chúng tôi và phá hủy mọi thứ thì tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với khu vực này sau khi các mỏ lithium dừng hoạt động".

Bốn năm trước, khu vực Covas do Barroso đã được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc công nhận là di sản nông nghiệp thế giới vì người dân ở đây sống và canh tác hòa hợp với thiên nhiên. Một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là điều mà người dân nơi này không hề muốn đánh đổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại