Các lăng tẩm được coi là hiện thân của sự kết tinh văn hóa hàng nghìn năm của Trung Quốc. Vì thế, nhiều vị vua chúa, quý tộc đã không ngần ngại tiêu tốn nhiều tiền bạc, nhân lực để xây dựng lăng mộ cho mình. Và những lăng tẩm cùng các đồ tùy táng bên trong sau này đã trở thành những giá trị lịch sử quý giá đối với các nhà sử học và khảo cổ. Rất nhiều ngôi mộ sau khi được khai quật đã giúp họ khám phá được nhiều bí mật trong lịch sử cũng như tìm thấy nhiều món bảo vật quốc gia. Lăng mộ dưới đây là một ví dụ.
Vào năm 2003, một nhóm công nhân đang khai thác tại núi Turki, Thông Liêu, Nội Mông, Trung Quốc đã vô tình làm nổ tung một lăng mộ cổ. Họ đã tìm được một chiếc quan tài bí ẩn có màu đỏ như máu ở bên trong mộ. Ngay lập tức, người quản lý đã báo cáo tình hình tới cơ quan quản lý địa phương. Sau đó, cảnh sát cùng một nhóm khảo cổ đã tới hiện trường.
Trong lúc phá núi, một nhóm công nhân vô tình tìm thấy một lăng mộ bên trong có một quan tài có màu đỏ như máu. (Ảnh: Sohu)
Quy mô của lăng mộ không lớn, dựa theo phong cách thiết kế và chữ khắc trên đồ tùy táng thì nó thuộc thời nhà Liêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, lăng mộ này ít nhất cũng tới 1.000 năm tuổi.
Hầu hết các đồ tùy táng bên trong lăng mộ vẫn còn nguyên vẹn. Số lượng đồ tùy táng lên tới 200 món. Đa số chúng là cốc pha lê, dao găm, yên ngựa, hoa tai, vòng cổ…
Tuy nhiên, thứ mà các nhà khảo cổ quan tâm nhất lúc này là chiếc quan tài có màu đỏ. Bên trên quan tài có khắc nhiều hoa văn chim phượng, hoa và mây. Xung quanh nắp quan tài treo nhiều quả chuông nhỏ cùng nhiều đồ trang trí khác. Từ đây có thể thấy, chủ nhân của lăng mộ là người thuộc hoàng gia nhà Liêu.
Chủ nhân lăng mộ là một người phụ nữ được phủ bên trên bằng nhiều lớp vải lụa. (Ảnh: Sohu)
Sau khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ thấy một thi hài không đeo mặt nạ kim loại như các vị hoàng thân quốc thích người Khiết Đan khác. Người nằm trong quan tài đeo một chiếc vương miện bằng vàng, đầu đội mũ bông, tóc được tết 2 bên. Bên trên mặt phủ 1 lớp vải lụa thêu hoa văn. Theo quan sát, đây có thể là một người phụ nữ.
Các chuyên gia thống nhất chụp X-quang thi hài người phụ nữ rồi mới gỡ bỏ lớp vải phủ bên trên. Khi họ vừa vén lớp vải thì một chất lỏng bí ẩn tràn ra. Một vài người thấy vậy liền hét lớn: “Chạy mau, nguy hiểm chết người đó!” .
Chất lỏng tràn ra dưới lớp vải là thủy ngân vô cùng độc. (Ảnh: Sohu)
Cuối cùng, nhóm chuyên gia phải mặc đồ bảo hộ mới có thể tiếp tục làm việc. Hóa ra, chất lỏng kỳ lạ đó chính là thủy ngân, một chất kịch độc có thể dễ dàng lấy mạng người chỉ với một lượng nhỏ. Người Liêu xưa thường có phong tục đổ thủy ngân lên xác người đã mất để bảo quản. Vì vậy, thi hài người phụ nữ này mới giữ được trạng thái nguyên vẹn như vậy.
Sau khi xét nghiệm ADN, các chuyên gia phát hiện ra thân phận chủ nhân của lăng mộ không hề tầm thường. Bà chính là công chúa Dư Lư Đổ Cô, em gái của vua Liêu Thái Tổ. Kết quả xét nghiệm ADN của bà hoàn toàn khớp với vị quốc vương này, điều này chứng tỏ hai người có cùng quan hệ huyết thống.