Khai quật 2 xác ướp bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực

Cẩm Mai |

Các nhà khảo cổ mới khai quật 2 xác ướp thuộc nền văn minh Siberia trong băng giá vĩnh cửu tại vùng cực bắc nước Nga.

Các chuyên gia đã khai quật phần còn lại của xác ướp của một người lớn và một trẻ em được bao bọc bằng vải dày, lông thú, vỏ cây và bị đóng băng vĩnh cửu qua nhiều thế kỷ ở Bắc Cực.

Hơn nữa, xác ướp người lớn còn được bọc trong lớp vỏ đồng. Các chuyên gia cho rằng vỏ đồng cho thấy nền văn minh biết chế tác đồng. Họ quấn đồng kín xác ướp để giữ gìn xác ướp, chống vi khuẩn xâm nhập.

Mặt khác, thời tiết lạnh đóng băng vùng Siberia là điều kiện tốt để bảo quản xác ướp. Được biết, xác ướp người lớn dài gần 1,7m. Các chuyên gia xác định là xác ướp người trưởng thành, đã phát triển đầy đủ. Xác ướp nhỏ được cho là của đứa trẻ khoảng 6 tháng tuổi.

Khai quật 2 xác ướp bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực - Ảnh 1.

Khúc xương của xác ướp.

Hai xác ướp được phát hiện ra tại di tích khảo cổ ở Salekhard – "thủ phủ Bắc Cực" của Nga. Salekhard chạy qua vòng cây dương nằm bên bờ biển Kara trong đại dương cực bắc. Nhiệt độ trung bình là -6 độ C.

Nhà nhân loại học Yevgenia Svyatova thuộc Trung tâm Bảo tồn Lịch sử và Văn hóa cho biết, họ chưa thể làm sáng tỏ xác ướp bởi họ lo ngại làm hư hỏng thi thể.

"Khi chúng tôi thấy lớp bọc xác ướp còn nguyên vẹn, chúng tôi không muốn gỡ ra vì không muốn làm hư hỏng vải bọc, nên phải moi xác ướp trong lòng đất lên" – ông Svyatova nói.

Bước tiếp theo được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Các chuyên gia sẽ phân tích xác ướp trong phòng thí nghiệm. Họ sẽ khám nghiệm gen, phân tích pháp y và lịch sử để hiểu thêm về nền văn minh đã ướp xác.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa dám chắc tuổi của xác ướp, nhưng nơi khai quật là di tích lịch sử Zeleny Yar hình thành vào khoảng thế kỷ 13 thuộc thời kỳ Trung Cổ.

Đây không phải 2 xác ướp đầu tiên được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Zeleny Yar. Thực ra, 2 xác ướp này thuộc gần 100 xác ướp mai táng ở Zeleny Yar được khai quật lần đầu tiên cách đây 20 năm.

Di tích Zeleny Yar gồm 3 công trình lịch sử, trong đó có xưởng đúc đồng từ thế kỷ 16 – 17, nơi mai táng hài cốt hình thành từ thế kỷ 18 – 19 và nghĩa địa từ thế kỷ 13.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn thấy cái bát bằng đồng từ thế kỷ 10 có nguồn gốc từ Ba Tư – nằm cách Iran hiện nay 6.000. Không biết vì sao cổ vật của Ba Tư lại được đưa đến Siberia thuộc Nga.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa nền văn minh Ba Tư với nền văn minh Siberia. Họ vẫn hy vọng sẽ có ngày làm sáng tỏ được mối liên quan giữa 2 nền văn minh.

Nguồn: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại