Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu

Nguyễn Thành |

Ngày xưa, người Cơ Tu sống giữa núi rừng Trường Sơn (Quảng Nam) tổ chức lễ kết nghĩa khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn. Còn ngày nay, lễ kết nghĩa được tổ chức để giữ mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, đoàn kết hơn rồi qua đó cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, chính trị, giao lưu lưu văn hóa.

Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 1.

Theo các già làng, ngày xưa, người Cơ Tu tổ chức lễ kết nghĩa khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn. Còn hiện nay, lễ kết nghĩa được tổ chức là để giữ mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, đoàn kết hơn rồi qua đó cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, chính trị, giao lưu lưu văn hóa.…Đồng thời, lễ kết nghĩa được tổ chức góp phần tạo nên khối đại đoàn kết trong cộng đồng. Trong lễ kết nghĩa, có thủ tục mời rượu và nói lý, hát lý truyền thống của người Cơ Tu.

Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 2.

Nghi lễ truyền thống nhận lễ vật giữa 2 làng trong lễ kết nghĩa của người Cơ Tu.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 3.

Sau khi đã nói lý, hát lý xong, hai bên tổ chức cúng báo với Giàng, thần linh, trời, đất về việc hai bên tổ chức kết nghĩa. Lễ vật cúng được bày ra mâm và tổ chức cúng tại lều cúng được chuẩn bị trước.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 4.

Các già làng lớn tuổi, uy tín nhất của hai làng đứng ra cúng, khấn thần linh. Sau khi thực hiện thủ tục cúng, hai bên mời rượu cho nhau để thần linh chứng kiến từ hôm nay hai làng đã trở thành bạn bè thân hữu, không để xảy ra bất cứ mâu thuẫn, có khó khăn hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, luôn thể hiện tình keo sơn, đoàn kết, gắn bó. Đồng thời cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 5.

Mâm cúng chuẩn bị đầy đủ tất cả các lễ vật như đầu heo, gà, cá, xôi, huyết heo, huyết gà, rượu, trà thuốc, đũa thần…


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 6.

Sau phần lễ là đến phần hội. Tiếng chiêng, tiếng trống vang lên. Nam thanh, nữ tú, người già, trẻ em hòa cùng tiếng chiêng tiếng trống cùng nhau múa điệu Tân Tung, Dá Dá xung quanh cây nêu.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 7.

Dân làng cùng nhảy múa trong điệu cồng chiêng, khèn, trống vui nhộn.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 8.

Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 9.

Trẻ em Cơ Tu say sưa trong điệu múa truyền thống của dân tộc mình.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 10.

Những chàng trai Cơ Tu lực lưỡng trong trang phục truyền thống nhảy múa trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 11.

Già làng cười tươi khi dân làng, con cháu kết nghĩa, xóa bỏ mâu thuẫn, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống bình yên.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 12.

Du khách nước ngoài thích thú khi lần đầu được chứng kiến nghi lễ kết nghĩa truyền thống của người Cơ Tu sống giữa núi rừng.


Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu - Ảnh 13.

Người dân say sưa theo dõi lễ hội Ngày đoàn kết của người Cơ Tu. Ông AVô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: Ngày hội đoàn kết Cơ Tu có sức lan tỏa, sẽ là động lực mạnh mẽ trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu gắn với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. "Những lễ hội truyền thống sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc dành cho du khách yêu thích khám phá, trải nghiệm cuộc sống vùng cao", ông Phương cho biết.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại