Tác giả Neil Samson Katz đã có bài viết đăng trên tờ New York Times về những loại đồ uống của Việt Nam khiến anh ngất ngây.
Rượu có chất lượng tốt nhất
Chính sự quyến rũ đó đã cuốn chúng tôi phóng như bay trên con đường đất đầy gió ở vùng núi phía Bắc Việt Nam vào một ngày tháng Giêng trong vắt như pha lê.
Mục tiêu của chúng tôi: rượu gạo "hand made" của Việt Nam tại Sa Pa, một thị trấn miền núi tuyệt đẹp cách Hà Nội khoảng hơn 300km về phía Tây Bắc, gần Lào Cai. Từng là nơi nghỉ dưỡng vào thế kỷ 19 của giới thượng lưu Pháp, giờ đây Sa Pa là nơi sinh sống của hầu hết các dân tộc thiểu số như người Hmong và Dao đỏ. Người dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai đã nấu rượu qua nhiều thế hệ.
Ở đây cây lúa là cây trồng của sự sống. Gần như mọi tấc đất có sẵn đều được sử dụng để trồng trọt. Một phụ nữ trẻ người Hmông trong vùng, cũng là hướng dẫn viên của chúng tôi kể rằng, đối với người Hmong, nhận rượu bằng sừng trâu là một phần quan trọng trong nghi lễ kết hôn của họ. Cụ thể, người làm mối sẽ mang theo rượu đựng trong sừng sâu đi đến nhà gái để hỏi xem bên nhà gái cần gì cho việc cưới của con.
Ở vùng đồi núi Sa Pa, những thửa ruộng bậc thang, những túp lều nhỏ bằng gỗ nằm rải rác trên thung lũng. Ở bản Tả Van như vậy, chúng tôi thấy Huong Van Thi đang chăm chú vào một chiếc nồi lớn.
Gia đình Huong làm rượu gạo từ rất lâu đời. Những người hàng xóm nói rằng rượu của nhà cô là một trong những loại rượu tốt nhất.
Bên trong căn lều lụp xụp bằng gỗ, không khí đặc quánh bởi hơi men. Huong ném cành củi dài vào đống lửa nhỏ và giải thích kỹ thuật của mình.
Đầu tiên, cô đun sôi gạo trong một chiếc nồi kim loại lớn, sau đó cho lên men trong hai tuần. Gạo lên men được đun sôi trở lại. Một chảo nước lạnh đặt trên miệng nồi, hơi rượu bay lên sẽ được làm mát, ngưng tụ lại thành chất lỏng.
Công đoạn của Huong lâu hơn so với những người khác nhưng cô khẳng định quá trình lên men chậm của cô "làm cho rượu có vị và mùi thơm hơn, không có tác dụng phụ, không gây đau đầu."
Chúng tôi đã thử ngay trực tiếp từ nồi. Những giọt rượu ấm áp và thơm mùi hoa.
Rời Sa Pa, chúng tôi đến Hà Nội và được Marcus Madeja, chủ nhà hàng Highway 4, giới thiệu rượu khai vị Sơn Tinh. Loại rượu này được giới thiệu là sự pha trộn rượu gạo bản địa với kỹ thuật của Thụy Sĩ. Màn chào hàng đó nghe có vẻ giống như một quảng cáo xe hơi, nhưng kết quả rất tốt.
Rượu mùi mơ có vị chua dịu với một chút ngọt ngào và hương hoa nhẹ. Các loại thảo dược pha trộn hơn 20 loại rễ và công thức mượn từ hầm rượu của vua Minh Mạng ở Huế.
Trải nghiệm khác biệt với rượu rắn
Ở Việt Nam, nhiều người vẫn sử dụng các loại rượu truyền thống như rượu rắn hoặc rượu pha máu rắn. Theo lời mọi người rỉ tai nhau, rượu rắn làm sạch máu và làm dịu cơn đau thắt lưng.
Rượu rắn có thể mua ở hầu hết các vùng trên cả nước. Nhưng rượu uống cùng máu rắn khó tìm hơn một chút. Ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi đã được thử cả 2.
Đi qua một dãy những chiếc lọ khổng lồ chứa đầy chất lỏng màu hổ phách bên trong có chứa những con rắn hổ mang, bọ cạp... chúng tôi gặp chủ sở hữu, anh Nguyen Yan.
Nguyen nở một nụ cười có chiếc răng khểnh với chúng tôi và thọc sâu cánh tay vào đống rắn đang trườn. Anh chọn rất kỹ rồi sau đó đi vào bếp, rồi bê ra một cốc rượu pha với rượu rắn.
Tại bàn của chúng tôi, rượu vẫn còn ấm và hơi đặc, nó có vị của nước muối và khói nhẹ. Tim tôi đập loạn xạ, nhưng cố gắng ở trong lồng ngực của tôi. Sau đó, nồi cháo nóng, thơm nồng mùi gừng sả được mang ra. Để kết thúc bữa ăn, những ly rượu rắn ngâm được phục vụ.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, rượu rắn ngâm không hề rẻ, một bình King Cobra có giá 11.500.000 đồng - hơn 700 USD.