Khả năng chống ngầm của Mỹ và NATO ở Bắc Đại Tây Dương “vô dụng” với tàu ngầm Nga?

Đức Trí |

Mỹ đang tăng cường máy bay săn ngầm đến khu vực Bắc Đại Tây Dương để hỗ trợ NATO đối phó tàu ngầm Nga, nhưng đã “vô dụng” trước khả năng “giấu mình” mạnh mẽ của tàu ngầm Nga.

Mới đây, Lầu Năm Góc tiết lộ, máy bay săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bị hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga “giáo huấn sâu sắc” ở Đại Tây Dương. Ngày 27/11 máy bay chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ tiến hành nhiều giờ tuần tra ở khu vực Đại Tây Dương, đây là khu vực tàu ngầm Nga đang tiến hành diễn tập quy mô lớn dưới đáy biển.

Phía Mỹ cho biết, điều đáng chú ý là, trong ngày 27/11, ít nhất 2 máy bay chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bay từ Căn cứ Không quân Mỹ trên đảo Açores của Bồ Đào Nha đến tuần tra liên tục khu vực vành đai Greenland - Iceland - Anh ở Đại Tây Dương, phía nam tuyến phòng thủ chống ngầm của NATO, nhưng không phát hiện bất kỳ tung tích tàu ngầm Nga.

Mặc dù, có thông tin tin tình báo chính xác là tàu ngầm Nga đang ở khu vực này. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho Mỹ và NATO về sức mạnh tàu ngầm Nga đã vượt ngoài tầm kiểm soát.

Hành động của Mỹ đã gián tiếp khẳng định, trong cuộc đối kháng với NATO, hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga đã thành công vượt qua tuyến phòng ngự của NATO và bí mật tiếp cận khu vực bờ Đông nước Mỹ, tiến hành diễn tập mô phỏng tấn công hạt nhân dưới nước.

Bộ Quốc phòng Mỹ tin rằng, hiện, Nga đã bố trí tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Yasen mang theo tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm Kalibr và nhiều ngư lôi mạnh mẽ, bao gồm cả ngư lôi hạt nhân ở khu vực Bắc Đại Tây Dương. Trước đây, khu vực này là “vùng cấm” đối với tàu ngầm Nga.

Bắt đầu từ ngày 14/11, hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Nga đã tiến hành điều động quy mô lớn, đặc biệt là Hạm đội Phương Bắc đã liên tục điều động 12 tàu ngầm “thẳng tiến” Đại Tây Dương. Nga cho rằng, thời khắc tàu ngầm hạt nhân Nga tiến vào Bắc Đại Tây Dương là một thắng lợi quan trọng của lực lượng tàu ngầm Nga.

Từ sau thời khắc đó, máy bay trinh sát, máy bay chống ngầm, vệ tinh gián điệp của phương Tây dường ngư ngày nào cũng tuần tra, giám sát khu vực huấn luyện của tàu ngầm Nga, nhưng đã “vô dụng”.

Khả năng chống ngầm của Mỹ và NATO ở Bắc Đại Tây Dương “vô dụng” với tàu ngầm Nga? - Ảnh 2.

Tàu ngầm hạt nhân Nga đã thành công phá vớ tuyến bao vây của Mỹ và NATO ở Bắc Đại Tây Dương và đe dọa đến bờ Đông nước Mỹ. Nguồn: Sohu


Được biết, Hải quân Nga vẫn đang tiến hành cuộc tập trận “Thunder 2019” diễn ra từ giữa tháng 10/2019 và sẽ kéo dài trong vòng 60 ngày. Cuộc tập trận này được cho là nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của Nga, đặc biệt là sức mạnh của hạm đội tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực ngay trước cửa ngõ NATO.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Một loạt vùng biển ở Bắc Cực của Nga đã được lệnh đóng cửa để phục vụ các cuộc tập trận hạt nhân lớn bắt đầu từ tháng 10/2019. 5 tàu ngầm, hơn 100 máy bay, 200 bệ phóng tên lửa và 12.000 binh sĩ Nga sẵn sàng tham gia cuộc tập trận”.

Đáng chú ý, hiện, Nga đã sử dụng hợp kim titan để làm vỏ tàu ngầm, điều này cho phép tàu ngầm hạt nhân Nga tự do “lặn ngụp” ở độ sâu 400 mét dưới biển, giúp gia tăng hiệu suất tàng hình và giảm độ ồn, khiến máy bay chống ngầm của Mỹ khó tìm thấy và theo dõi.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Anh đã từng cảnh báo, các tàu ngầm “siêu yên tĩnh” của Nga có thể theo dõi hạm đội Anh ở Bắc Đại Tây Dương mà không bị phát hiện, từ đó đặt ra mối đe dọa cho an ninh của Vương quốc Anh.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Hoàng gia Anh và các tàu ngầm hạt nhân của nước này có thể bị các tàu ngầm Nga tấn công mà không kịp chuẩn bị bất kỳ biện pháp nào, do công nghệ tàng hình và sự mở rộng phạm vi chiến đấu của tàu ngầm Nga cho phép lực lượng này tấn công các mục tiêu bên trên và bên dưới mặt biển cũng như trên đất liền một cách “vô hình”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại