Theo tiến sĩ James H. O’Keefe, giám đốc đơn vị Phòng ngừa bệnh tim mạch, Viện Tim Mạch Trung Mỹ ở Sanit Luke (Mỹ), lợi ích lớn nhất của sự kết hợp này là giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thông qua tác động cải thiện toàn diện mỡ thừa trong cơ thể cũng như mỡ máu, tăng cường khả năng chuyển hóa.
Kiểu ăn Địa Trung Hải rất tốt cho sức khỏe - ảnh minh họa từ Internet
Chế độ ăn Pesco - Địa Trung Hải dựa trên các thực phẩm chính là ngũ cốc nguyên hạt, cá và các loại hạt, nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, phô mai ít béo và sử dụng dầu ô liu. Theo một số bằng chứng khoa học sẵn có, nó giúp đẩy lùi mỡ máu thông qua sự giảm cholesterol "xấu". Tác động mạnh mẽ nhất xảy ra ở những người bị bệnh động mạch vành, một bệnh tim mạch nguy hiểm làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim, với mức giảm nguy cơ lên đến 34%.
Chế độ ăn đạm chủ yếu từ cá, sữa và các loại hạt, đậu… còn giúp giảm mức tiêu thụ thịt đỏ, "sát thủ" của hệ tim mạch. Cá còn chứa nhiều axit béo tốt cho tim mạch, não bộ…
Trong khi đó, việc nhịn ăn gián đoạn, tức giới hạn thời điểm từ bữa ăn đầu đến bữa ăn cuối trong ngày chỉ trong một số giờ nhất định, ăn ít bữa và bảo đảm có ít nhất 10-14 giờ không ăn trong ngày, được cho là giúp tăng khả năng chuyển hóa của cơ thể. Ngoài ra cơ thể còn bị ép buộc đốt cháy năng lượng từ mỡ bụng. Điều này không chỉ giúp bạn giảm eo mà còn giảm bệnh tim mạch, bởi mỡ bụng được chứng minh là làm tăng nguy cơ nhóm bệnh này.
Vì thế, theo tiến sĩ O’Keefe, sự kết hợp 2 kiểu ăn nói trên là rất hữu ích cho biệt bảo vệ hệ tim mạch. Các bệnh tim mạch vẫn luôn là nguyên nhân gây tử vong sớm xếp hàng nhất – nhì ở các nước, bao gồm bảng xếp hạng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).