Kế hoạch đóng tàu sân bay và mộng bá chủ của Thổ Nhĩ Kỳ

Tuấn Hưng |

Tại lễ hạ thủy tàu chiến mới vào ngày 18/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố, nước này sẽ nhanh chóng tự sản xuất tàu sân bay.

Ông Erdogan khẳng định tầm quan trọng của ngành công nghiệp quốc phòng, đồng thời cho biết nước này sẽ nhanh chóng tự sản xuất tàu sân bay sau khi hoàn thành việc đóng tàu đổ bộ Anadolu.

Tuyên bố của ông Erdogan được trang YYeni Safak của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 19/6, Thổ Nhĩ Kỳ không gặp bất cứ rào cản nào trong việc tự chế tạo tàu sân bay, đồng thời khẳng định, công việc này sẽ được thực hiện với sự quyết tâm của chính phủ và các nhân viên trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Ông Erdogan nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu "một vị trí địa lý chiến lược" nên không thể trì trệ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như các vấn đề quân sự.

 Kế hoạch đóng tàu sân bay và mộng bá chủ của Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Tàu TGC Anadolu dựa trên nguyên mẫu tàu Juan Carlos I

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên kể từ đầu năm 2016, Tổng thống Erdogan nói về kế hoạch đóng và tầm quan trọng của tàu sân bay. Hồi đầu năm 2016, ông này từng tuyên bố tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có năng lực hoạt động xuyên lục địa.

Nhà lãnh đại Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, chiếc tàu sẽ có chiều dài khoảng 225 m được định danh là TGC Anadolu (hoặc TGC Anatolia) dự kiến sẽ gia nhập hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2021 hoặc muộn hơn một chút.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tàu được thiết kế để mang heo chiến đấu cơ, trực thăng tấn công, xe tăng, binh sĩ và xuồng đổ bộ đến các khu vực quanh Địa Trung Hải hoặc xa hơn như Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương và có thể xa hơn nữa.

Theo tờ Daily Beast, dù một số chuyên gia nhận định Ankara cần sở hữu một phương tiện “khủng” như vậy, song có ý kiến cho rằng dự án có chi phí trên 1 tỉ USD nói trên là một sự phô trương uy thế tốn kém, vượt quá khả năng của đất nước.

Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cho thấy quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO đang nuôi tham vọng trở thành thế lực dẫn đầu tại Trung Đông và xa hơn nữa.

Trong khi đó, theo phân tích của trang Bosphorus Naval News, tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ có thể chứa tiêm kích F-35B. Ngoài ra, tàu có khả năng chứa 12 máy bay trực thăng, 94 xe tăng, 700 lính. Năng lực đa dạng như vậy giúp con tàu này trở thành trọng tâm giúp chính sách ngoại giao đa phương của Thổ Nhĩ Kỳ đạt hiệu quả.

“Khả năng tác chiến của tàu sân bay tàu sân bay này là một công cụ thực thi chính sách quan trọng cho phép Thổ Nhĩ Kỳ đẩy quyền lực mềm vượt xa khả năng quân sự”, chuyên gia phân tích quân sự Metin Gurcan cho biết.

Tàu sân bay của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong những tàu chiến mạnh nhất khu vực. Với tính năng của con tàu này giúp Ankara có thể thực thi quyền lực xuyên suốt Địa Trung Hải và tiến vào Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.

Ngoài ra, con tàu sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nhiệm vụ chớp nhoáng, làm bãi đỗ cho máy bay hoặc thực thi các nhiệm vụ nhân đạo như sơ tán người dân khi lũ lụt...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại