Vài tháng vừa qua, Không quân Israel liên tục tập kích tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria được cho là do Iran hoặc các lực lượng do Iran hậu thuẫn vận hành.
Theo tuyên bố từ phía truyền thông Israel, Iran đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nền, cả về vật chất và con người.
Sau những sự vụ như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu Iran có dám phản công đáp trả, hay xa hơn nữa là sẵn sàng phát động chiến tranh với Israel? Và nếu quyết định mạo hiểm thì Iran sẽ làm được gì?
Bình luận trên tờ Jerusalem Post, Ehud Eilam - chuyên gia phân tích an ninh quốc gia từng làm việc trong quân đội Israel cho rằng, chắc chắn Iran chưa thể quên thảm kích của họ trong cuộc chiến Iran - Iraq (1980 - 1988) và Israel ngày nay, dù có ít dân số và nguồn lực hơn Iraq những năm 1980 nhưng Iran biết rõ Israel là một cường quốc khu vực với một quân đội hùng mạnh.
Theo Ehud Eilam, trong cuộc chiến tranh với Iraq những năm 1980, hàng trăm nghìn người Iran đã thiệt mạng. Do đó, Iran chắc chắn không muốn lặp lại giai đoạn lịch sử u tối này. Trong cuộc chiến ở Syria, Iran cũng đã thiệt hại khoảng 2.100 binh lính và rõ ràng đây là vấn đề rất nhạy cảm với Iran.
Xét về mặt quân sự, Iran có thể sử dụng cường kích Su-24, dòng máy bay tấn công tầm xa trực tiếp xuất kích từ Iran để oanh tạc Israel. Tuy nhiên, chuyên gia Ehud Eilam cho rằng phi cơ này sẽ không "có cửa quay trở lại" vì Israel cách phía Tây Iran tới 800 km.
Đặt tình huống, Su-24 có thể hạ cánh tiếp nhiên liệu ở Iraq hoặc thậm chí gần hơn với Israel là ở Syria, và nếu như vậy cũng sẽ dễ dàng hơn cho Iran. Thế nhưng, ngay cả khi đó, một số hoặc có thể là toàn bộ Su-24 của Iran sẽ bị Không quân (IAF) tấn công phủ đầu.
IAF đã có nhiều kinh nghiệm và đã khẳng định được khả năng đầy ấn tượng trong lĩnh vực này. Quân số, máy bay và các hệ thống phòng không của IAF vẫn đang được đặt trong tình trạng báo động cao sau những căng thẳng leo thang gần đây với Iran.
Tên lửa và chân dung nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tại Quảng trường Baharestan ở Tehran. Ảnh: Reuters
Iran cũng có thể sử dụng tên lửa đất đối đất tầm xa Shahab-3 để tấn công Israel. Tuy nhiên, Iran không thể phóng hàng trăm quả tên lửa này cùng lúc vì hệ thống phòng thủ Arrow của Israel sẽ khai hỏa đánh chặn.
Trong trường hợp một số tên lửa của Iran có thể lọt qua lưới bảo vệ của các hệ thống phòng không Israel thì các máy bay và lực lượng đặc nhiệm Israel sẽ ngay lập tức xuất kích phá hủy các căn cứ mà Iran sử dụng để phóng tên lửa.
Iran có thể phân tán lực lượng và cất giấu các bệ phóng tên lửa ở nhiều địa điểm trên diện tích lãnh thổ rộng lớn 1,6 triệu km2 của họ. Iran có thể cố gắng tấn công các mục tiêu quân sự của Israel vì các vị trí của họ ở Syria đã bị Israel tập kích nhưng rất nhiều khả năng Iran sẽ tấn công vào các trung tâm dân cư của Israel.
Để đáp trả, Israel không nhất thiết phải đánh bom các thành phố của Iran mà thay vào đó là tấn công những cơ sở hạ tầng chủ chốt của ngành công nghiệp năng lượng Iran.
IAF thậm chí có thể tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran. Hai nước có thể bị cuốn vào một cuộc chiến kéo dài vài tuần hoặc thậm chí nhiều hơn, mặc dù chẳng bên nào mong muốn xảy ra.
Khi đó, viễn cảnh u ám này sẽ cần tới vai trò của một trung gia hòa giải, có thể là Nga hoặc/và Liên minh châu Âu vì cả hai bên đều có quan hệ với Iran và Israel. Cuối cùng, một thỏa thuận ngừng bắn có thể cũng sẽ đạt được vì Israel và Iran, giống như Israel với Hamas luôn không thừa nhận lẫn nhau.
Tên lửa Israel không kích Thủ đô Damascus của Syria đêm 9/5/2018