Jack Ma từ bỏ quyền sở hữu các tổ chức của Alibaba và câu chuyện phía sau

Hoàng Hà |

Jack Ma đã âm thầm từ bỏ quyền sở hữu đối với các tổ chức nắm giữ giấy phép kinh doanh của Alibaba Group Ltd tại Trung Quốc như một động thái nhằm trấn an các cổ đông trước lo lắng về quyền lợi của họ tại công ty có giá trị nhất Trung Quốc, Bloomberg đưa tin.

Đây cũng là một lời cảnh tỉnh về điểm yếu trong quản trị doanh nghiệp tại các công ty lớn nhất của đất nước tỷ dân.

Jack Ma, người có kế hoạch nghỉ hưu vào năm tới đang tiến hành các bước để rút dần quyền sở hữu của mình tại các “tổ chức lãi suất thay đổi” (Variable Interest Entity - VIEs) của Alibaba.

Những quyền sở hữu này sẽ được giao lại cho các giám đốc điều hành đứng đầu công ty, phân tán quyền lãnh đạo và giảm thiểu rủi ro khi quyền lực chỉ nằm trong tay một vài người có ảnh hưởng lớn đến công ty.

“Chúng tôi đang trong quá trình tăng cường tái cấu trúc các tổ chức lãi suất thay đổi để đảm bảo đưa ra lối quản trị ổn định và thích hợp hơn”, Alibaba cho biết trong một hồ sơ gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch hồi tháng Bảy và cho biết thêm, công ty này có kế hoạch kiện toàn mọi thay đổi vào năm 2019.

Động thái của Jack Ma là một ví dụ rõ ràng về cách thức mà các quy định tại Trung Quốc dễ khiến các cổ đông gặp tổn thất khi cuộc chiến thương mại leo thang.

Các doanh nghiệp như Alibaba và đối thủ JD.com Inc. khi hoạt động trong các ngành công nghiệp nhạy cảm, đặc biệt là Internet, thường sử dụng các VIEs để có thể nhận đầu tư từ các tổ chức ở nước ngoài.

Ant Financial, một công ty liên kết tài chính đang phát triển nhanh của Alibaba do Jack Ma kiểm soát, có khả năng sẽ thông qua các VIEs để niêm yết tại Hồng Kông (trừ khi công ty này bị từ chối hoặc được hưởng lợi từ các chính sách mới của chính quyền Bắc Kinh).

Toàn bộ khuôn khổ pháp lý về VIEs vẫn chưa được đưa ra. Bắc Kinh chưa bao giờ chính thức thừa nhận VIEs mặc dù từ năm 2000, Sina Corp. và các ngân hàng đầu tư trực thuộc tập đoàn này đã tiên phong chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các cổ đông có thể gặp khó khăn trong việc thực thi các quyền lợi của họ tại Trung Quốc nếu vi phạm.

"Các hợp đồng VIEs chỉ có hiệu lực khi Bắc Kinh mong muốn chúng như vậy", Brock Silvers, Giám đốc điều hành của Kaiyuan Capital cho biết. "Việc tái cấu trúc của Alibaba cũng không thể làm thay đổi nguy cơ sai phạm của thực thể kiểm soát với các nhà đầu tư nước ngoài”, ông nói thêm.

Một ví dụ cho thấy rõ về độ rủi ro của các VIE là vào năm 2011 khi Yahoo! Inc - sở hữu hơn 40% cổ phần của Alibaba vào thời điểm đó - tiết lộ rằng công ty Trung Quốc này đã chuyển giao công cụ thanh toán trực tuyến của mình cho một công ty riêng do Ma quản lý mà không có sự cho phép của hội đồng quản trị. Cổ phiếu của Yahoo sau đó mất giá và tranh chấp cuối cùng được giải quyết trong cùng năm.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế tế lớn nhất thế giới Mỹ-Trung ngày càng leo thang, tính rủi ro của các VIE càng thu hút thêm sự chú ý. Các cổ đông của các công ty Trung Quốc giao dịch tại Mỹ - từ Alibaba, JD.com cho đến New Oriental Education & Technology Group Inc. YY Inc. - không sở hữu cổ phiếu trực tiếp từ các công ty này mà là trong các công ty vỏ bọc, thường đặt ở quần đảo Cayman.

"So với quyền sở hữu trực tiếp, cấu trúc của VIEs có một số hạn chế cố hữu. Đó là sự cân bằngtrên cơ sở thỏa hiệp giữa các hạn chế pháp lý và lợi ích kinh tế”, Jeff Zhang, một đối tác tại công ty luật Orrick cho biết.

Jack Ma từ bỏ quyền sở hữu các tổ chức của Alibaba và câu chuyện phía sau - Ảnh 1.

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 23% kể từ khi đạt mức cao nhất vào tháng 6

Cổ phiếu của nhiều công ty như vậy đã giảm trong năm nay cùng với sự gia tăng căng thẳng thương mại. Cổ phiếu của Alibaba đã giảm 23% kể từ khi lập đỉnh vào tháng 6, kéo giảm giá trị thị trường của gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc xuống còn hơn 120 tỷ USD. Quyết định từ bỏ quyền sở hữu các VIEs của Jack Ma có vẻ cũng khó đảo ngược tình thế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại