Israel thúc đẩy bảo tồn di sản biển ở vùng Địa Trung Hải

Hồng Nhung |

Giữa những vách đá nằm ở bờ biển có từ thời tiền sử của Israel, một hệ sinh thái Địa Trung Hải đang hồi sinh trở lại.

Theo AP, hình ảnh những con cá mú khổng lồ sinh sống giữa những tảng đá hay những con ốc sên biển màu tím bám vào mỏm đá nhô ra ngoài và cặp cá đuối trượt dọc theo đáy cát đang cho thấy hệ sinh thái đang được phục hồi.

Israel thúc đẩy bảo tồn di sản biển ở vùng Địa Trung Hải - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Israel đang thúc đẩy kế hoạch bảo tồn các vùng bờ biển dọc Địa Trung Hải, một biện pháp mà các chuyên gia cho rằng rất quan trọng để duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ hệ sinh thái khỏi các tác động của con người. Vùng biển ngoài khơi khu vực Rosh Hanikra đang là trọng tâm của chương trình bảo vệ đại dương của các nhà khoa học. Các biện pháp đang được đề xuất nhằm giải cứu vùng biển khỏi nguy cơ từ ô nhiễm, đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu, các loài xâm lấn và hoạt động khai thác của con người đang đe dọa các hệ sinh thái ở phía đông Địa Trung Hải. Các nhà khoa học cảnh báo nếu không được bảo vệ, hệ sinh thái biển sẽ bị tàn phá. Trong những năm gần đây, Israel đã thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sống quan trọng dọc theo bờ biển Địa Trung Hải như Khu bảo tồn biển Rosh Hanikra.

"Nếu chúng ta không duy trì khả năng phục hồi và chức năng của đại dương thì nó sẽ sụp đổ. Các nhà bảo tồn cho biết cách tốt nhất để làm điều đó là giảm đi các tác động của con người ở những khu vực bị ảnh hưởng", các nhà khoa học cho biết.

Vào tháng trước, cuộc khảo sát lặn dưới đại dương ngoài khơi Rosh Hanikra – khu vực mà ông Yahel gọi là "viên ngọc quý trên vương miện" – nằm ở khu bảo tồn biển của Israel nhằm ngăn cấm đánh bắt cá thương mại, khoan và xả nước thải. Hẻm núi dưới nước và những ngọn đồi dốc – dấu tích của đường bờ biển Địa Trung Hải bị nhấn chìm bởi nước biển dâng cao vào cuối Kỷ băng hà cuối cùng – từng mang đến sự sống cho các ốc đảo dưới đại dương.

Israel tăng cường các biện pháp bảo tồn di sản biển

Kể từ năm 2019, Israel đã cảnh báo gia tăng các khu vực cần được bảo vệ từ 0,3% diện tích vùng nước ven biển lên 4%. Chính phủ Israel đã bắt đầu xem xét các vấn đề này một cách nghiêm túc hơn. Vào năm ngoái, Israel đã ký kết với Mỹ 30 sáng kiến về bảo tồn 30% đất đai và vùng biển đến năm 2030. Khoảng 24% diện tích đất liền của Israel hiện được chỉ định là khu bảo tồn thiên nhiên và thêm 2% tổng lãnh thổ trên biển, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế trải dài khoảng 200 km ngoài lãnh hải.

Trong mùa hè này, Chính phủ Israel đã tuyên bố tiếp tục bảo tồn khoảng 450km2 một khu vực hình lưỡi câu là nơi sinh sống của hệ sinh thái biển sâu cách bờ biển Tel Aviv vài chục dặm. Các hoạt động tuần tra dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Israel trở nên tích cực hơn nhằm tăng cường bảo vệ hệ sinh thái. Tuy nhiên mục tiêu đầy tham vọng đó cũng đối mặt với những trở ngại lớn do các tác động từ dân số Israel tăng nhanh, quỹ đất hạn chế, hoạt động khai thác khí đốt ngoài khơi, đánh bắt cá và vận chuyển thương mại.

Ông Dov Khenin, người đứng đầu Diễn đàn Khí hậu của Israel gần đây cho rằng các báo cáo về chính sách khí hậu của Israel đang "đặt ra các mục tiêu thấp và không đạt được các mục tiêu đề ra". Cơ quan Điện lực Israel cũng nhấn mạnh chỉ 8,2% năng lượng của Israel được sản xuất từ các nguồn tái tạo vào năm 2021. Hầu hết sản lượng điện tiêu thụ đều đến từ trữ lượng khí đốt tự nhiên mới khai thác ngoài khơi bờ biển Địa Trung Hải. Toàn bộ khu vực Trung Đông dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên và phía đông Địa Trung Hải cũng không ngoại lệ. Hiện tượng khí hậu đang nóng lên nhanh hơn ở hầu hết các vùng nước khác trên toàn cầu, khiến các hệ sinh thái vốn đã bị tàn phá nặng nề nay càng gặp nguy hiểm.

Vùng nước ven biển của Israel là nơi sinh sống của hàng chục loài, từ cá mao tiên có nọc độc, cá dìa ăn tảo đến những đàn sứa khổng lồ, nhiều loài có nguồn gốc từ vùng biển nhiệt đới và di cư đến Địa Trung Hải qua Kênh đào Suez. Bà Yahel và các đồng nghiệp đã tiến hành khảo sát sinh khối hai năm một lần kể từ năm 2015 để đánh giá mức độ hiệu quả của các khu bảo tồn. Tảo, bọt biển và các động vật không xương sống khác đều đang sinh sôi nảy nở trong khu bảo tồn và các loài cá thương mại như cá mú có sinh khối gấp ba lần so với cùng loại ở vùng nước không được bảo vệ.

Không phải ai cũng hài lòng với việc Israel ngày càng mở rộng các khu bảo tồn biển, đặc biệt là các ngư dân. Israel đã thắt chặt nghiêm ngặt các quy định đối với ngành đánh bắt cá của mình vào năm 2016, bao gồm lệnh cấm đánh bắt cá trong mùa sinh sản mùa xuân và ngăn cấm sử dụng các tàu đánh cá phá hủy môi trường sống dưới đáy biển.

Ông Nir Froyman, Người đứng đầu Bộ phận Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản tại Bộ Nông nghiệp Israel cho biết các biện pháp này sẽ đảm bảo tính bền vững lâu dài.

Bà Yahel nói: "Con người đã tham gia hoạt động đánh bắt quá mức ở các đại dương. Nếu không phân bổ diện tích để bảo vệ thì chúng ta sẽ đánh mất toàn bộ hệ sinh thái tuyệt vời của biển".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại