Israel sẽ sớm phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ

Quý Hoàng |

Israel ngày càng bị gây sức ép phải lựa chọn giữa một trong hai bên.

Kết bạn mới, nhưng phải giữ người cũ; bạn mới là bạc, bạn cũ là vàng. Đây là câu nói về tình ban nhưng cũng có thể đúng với chính sách đối ngoại và đây là điều một số quan chức hàng đầu ở Israel đang muốn thực hiện.

Trong trường hợp này, người bạn cũ "vàng" của Israel là Mỹ và người bạn mới của họ là Trung Quốc.

Hiện tại, Israel ngày càng chịu nhiều sức ép chọn một trong hai bên. Chính quyền Trump đã nhiều lần cảnh báo với Israel trong một năm rưỡi qua rằng nhà nước Do Thái này phải tự xa cách và thậm chí hủy bỏ một số thỏa thuận kinh tế mà họ đã thực hiện với Bắc Kinh.

Hai cảnh báo mạnh nhất được đưa ra vào tháng 1, khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng trừ khi Israel giảm hợp tác với Trung Quốc, nếu không Mỹ có thể giảm chia sẻ thông tin tình báo và xem xét việc cùng sở hữu các cơ sở an ninh. Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cũng khuyến khích các quan chức Israel có lập trường cứng rắn hơn đối với các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc ZTE và Huawei.

Mỹ không chỉ là đồng minh rõ ràng nhất và mạnh nhất của Israel mà còn cần lưu ý rằng Pompeo và Bolton cũng là hai trong số những người ủng hộ mạnh nhất Israel ở Washington.

Vậy duyên cớ gì làm cho điều này trở thành một quyết định khó khăn cho Israel?

Đầu tiên, phải xem xét đến văn hóa sinh tồn của quốc gia. Sau khi trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, mặc dù mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Israel là đặc biệt, nhưng một niềm tin đã được kiểm chứng đối với nước này là tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ.

Israel đã làm điều đó kể từ khi lần đầu tiên trở thành một quốc gia vào năm 1948. Có lẽ những người luôn cho rằng Mỹ là nhà hỗ trợ quân sự hàng đầu cho Israel sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng Pháp là "top 1" vũ khí của Israel trong phần lớn 20 năm đầu tiên tồn tại. Trong những năm gần đây, Israel đã làm sâu sắc và cải thiện mối quan hệ với các quốc gia từng thù địch như Ấn Độ, Nga và - quan trọng nhất - Ả Rập Saudi, Bahrain và Oman.

Trong khi Mỹ không có vấn đề gì với việc Israel đa dạng quan hệ với những nước trên thì sự kết nối của họ với Trung Quốc lại khiến Mỹ lo ngại. Bộ Ngoại giao của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đưa ra một đánh giá được thông tin rộng rãi cho nội các an ninh nước này rằng Israel có thể sẽ không thể tận hưởng thành quả từ các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc mà không đánh mất một phần hỗ trợ đáng kể từ Mỹ.

Ông Netanyahu không có liên quan tới bản báo cáo này. Và ông còn hoãn bỏ phiếu về một kế hoạch giám sát mới đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Israel – điều hướng đến tăng cường các hạn chế đối với các dự án công nghệ cao. Tín hiệu này là điều khiến chính quyền Trump khó chịu nhất.

Các dự án cơ sở hạ tầng lớn trước nguy cơ

Đây không phải là một cuộc tranh luận về đầu tư trong tương lai hoặc chính sách về lý thuyết mà trên thực tế, hai dự án lớn tại Israel đang được đề cập tới.

Đầu tiên là việc kiểm soát cảng Haifa quan trọng của Israel, mà Israel dự kiến sẽ trao quyền cho Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải SIPG – bên đã đầu tư 2 tỷ USD vào dự án. Thứ hai là China Railway Tunnel Group, cũng đã thắng thầu đào các đường hầm và vận hành hệ thống điện tử cho tuyến đường sắt đi lại mới tại Tel Aviv mới với trị giá gần 1,4 tỷ USD.

Những điều này khiến cho Israel khó tạo ra khoảng cách mới với Trung Quốc. Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân từ lịch sử và các diễn mới quốc tế mới có thể khiến kịch bản trên vẫn có thể xảy ra.

Đầu tiên là từ lịch sử: trong những năm đầu tiên của nhà nước Israel, họ đã cố gắng vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với Liên Xô. Đại sứ Israel đầu tiên tại Liên Xô là Golda Meir, người là một nhân vật rất quan trọng trong chính phủ Israel 20 năm trước khi bà trở thành thủ tướng.

Nhưng trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô lại trở thành người ủng hộ quân sự lớn cho tất cả những đối thủ nguy hiểm của Israel ở Trung Đông. Điều này cùng với nhiều yếu tố khác đã khiến ý tưởng chơi với cả hai bên lHoa Kỳ-Liên Xô không thể được Israel xúc tiến.

Và kết quả cuối, sự lựa chọn rõ ràng của Israel, hóa ra lại tốt hơn cho họ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Trung Quốc không phải là người ủng hộ trực tiếp các đối thủ của Israel Israel theo cách của Liên Xô trong nhiều thập kỷ. Nhưng sự hỗ trợ kinh tế liên tục cho Iran khiến Israel lo ngại. Trung Quốc cũng tiếp tục mua dầu của Iran, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bỏ qua diễn biến này sẽ giống như việc quên đi bài học lịch sử Israel đã học một cách khó khăn khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu một cách căng thẳng vào những năm 1950.

Các sự kiện hiện tại cũng là một chỉ hướng mạnh mẽ. Quyết định của Hoa Kỳ từ bỏ chương trình Máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ vì quyết định mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga cho thấy rõ rằng Washington không đùa về việc "bắt cá nhiều tay" và việc kết nối công nghệ quân sự của Mỹ với đối thủ tiềm tàng của nó .

Ngoài các cảnh báo từ Pompeo và Bolton, Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng họ có thể không thể tiếp tục tập trận hải quân chung với Israel theo cách tương tự chừng nào họ vẫn xúc tiến dự án quản lý cảng Haifa của Trung Quốc.

Nhiều chuyên gia đang cố gắng đóng khung tình thế bất đồng minh phải chọn lựa của Mỹ là minh chứng cho việc yêu cầu sự trung thành của Israel đối với mọi ý thích của muôn. Nhưng trước những lo ngại nghiêm về gián điệp công nghiệp và quân sự của Trung Quốc, sự lựa chọn của Israel thực sự không chỉ là làm cho Tổng thống Donald Trump hài lòng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại