Đòn đáp trả Israel mạnh nhất của Nga từ năm 1973
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 tuyên bố sẽ chuyển giao cho Quân đội Syria các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến S-300 sau khi chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Moscow bị chính tên lửa S-200 Syria bắn hạ trên biển Địa Trung Hải hôm 17/9.
Nga cáo buộc Israel đã dùng chiếc IL-20 làm lá chắn để tên lửa phòng không Syria, trong lúc khai hỏa đáp trả các máy bay F-16 tấn công Latakia trước đó, bắn rơi khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng.
Theo truyền thông Nga, các tiêm kích F-16 Israel đã bay ở độ cao thấp đằng sau chiếc Il-20, hoặc để né tránh hỏa lực tên lửa Syria hoặc cố tình biến chiếc IL-20 thành tấm bình phong để các hệ thống phòng không Syria với công nghệ lỗi thời bắn trúng thay vì những chiếc F-16 có tiết diện phản xạ radar nhỏ hơn.
Cùng với S-300, Nga cũng quyết định sẽ triển khai tới Syria các hệ thống quản lý phòng không tự động tiên tiến để gia tăng năng lực phòng thủ cho Damacus, qua đó ngăn chặn nguy cơ xảy ra những sự cố tương tự như vụ IL-20.
Ngoài ra, Nga còn sử dụng các khả năng tác chiến điện tử của mình để chế áp thông tin vệ tinh, các hệ thống radar và trang thiết bị liên lạc trên máy bay chiến đấu tham gia tấn công lãnh thổ Syria ở các địa bàn trên vùng biển Địa Trung Hải giáp biên giới với Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu không nói rõ các phản ứng trên của Moscow là nhằm ngăn chặn Israel tấn công các khu vực mục tiêu ở Syria hay đánh chặn tên lửa hoặc bom của Tel Aviv nhưng rõ ràng máy bay chiến đấu của Không quân Israel (IAF) và các đạn tên lửa tấn công mà chúng mang theo là đối tượng hướng đến của những biện pháp này.
Đây dường như là các hành động đáp trả nghiêm trọng nhất mà Nga đưa ra để đối phó với Israel kể từ cuộc chiến Yom Kippur năm 1973.
Tên lửa S-300 khai hỏa trong một cuộc tập trận năm 2013
Israel đã tỏ tường bí kíp tiêu diệt S-300
S-300 được đánh giá là hiệu quả và tiên tiến hơn bất kỳ hệ thống tên lửa phòng không nào mà Syria hiện có. Nó có thể đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo với tầm tấn công lên tới 250 km và ở trần bay rất cao.
Ngày từ năm 2009 Syria đã rất muốn mua tổ hợp tên lửa này của Nga và Iran sẵn sàng đứng ra trả chi phí nhưng Thủ tướng Israel Netanyahu và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama gây sức ép buộc nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin phải dừng thương vụ vào năm 2013.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là S-300 có tới vài biến thể, những mẫu lâu đời nhất đã được bán cho hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Hy Lạp và Cyprus - những đối tác quân sự và bạn bè gần gũi của Israel. Vì thế, những thành phần công nghệ và tần số hoạt động của S-300 có lẽ đã được biết tới ở nhiều nơi.
Hơn nữa, đây là một hệ thống đồ sộ không dễ gì cất giấu hoặc di chuyển nên mặc dù Nga đã nhiều lần nâng cấp S-300 trong những năn qua nhưng nó không còn được coi là mối đe dọa quá to lớn không thể bị đánh bại.
Israel cũng có thể đã xây dựng các biện pháp đối phó với S-300 trong các kế hoạch tấn công Tehran dự tính mà Iran lại là nước sở hữu biến thể tiên tiến hơn của S-300.
Mẫu S-300 hiện đại hơn (thường vẫn được biến tới là S-400 và chưa được bán ra nước ngoài) cũng đã có mặt tại Syria, được Moscow sử dụng để bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim cách thành phố Latakia 25 km về phía Nam,.
Rất có thể, nếu xảy ra một sự cố khác tương tự như vụ IL-20 trương tương lại, S-400 sẽ được kích hoạt, tất nhiên không phải không thể đối phó, nhưng cũng là phương án mà Israel phải tính tới.
Tiêm kích F-16 Israel
Nếu Nga cung cấp S-300 cho Syria thì đó thực sự là một tin không tốt đối với Israel nhưng không phải là mối đe dọa khiến không quân nước này không dám tiến hành các phi vụ tấn công tiếp theo.
Hoạt động chuyển giao đó chỉ bắt buộc Israel phải nỗ lực nhiều hơn, lập kế hoạch kỹ lưỡng hơn và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng lực lượng trên bầu trời Syria và Lebanon.
Ngoài ra, loạt phương tiện nữa mà Moscow cung cấp cho Damacus cũng không thể đáng giá thấp: đó là việc sử dụng tác chiến điện tử để chế áp các máy bay chiến đấu, tên lửa, máy bay không người lái, rocket cùng nhiều vũ khí khác của Israel.
Biện pháp trả đũa này của Nga có thể giới hạn phần nào đó quyền tự do hoạt động của các hệ thống tên lửa và máy bay Israel. Nhưng Israel cùng với các khả năng tác chiến công nghệ cao của Quân đội nước này sẽ vẫn đủ khả năng đối phó với mối đe dọa từ S-300 sau một thời gian dài nghiên cứu và thích nghi.
Tất nhiên, Nga vẫn là một siêu cường quân sự sở hữu những khả năng hùng mạnh về phương tiện vũ khí và năng lực tác chiến điện tử để bất cứ một đối thủ nào cũng không nên và không dám mạo hiểm đương đầu nếu chưa bắt buộc phải hành động.
Israel nên kiềm chế, tránh biến mình thành một đối thủ của Nga và tránh để xảy ra tình huống những phe phái chống đối Israel ở Moscow gây sức ép khiến Tổng thống Putin phải công khai đối đầu với Israel trên lãnh thổ Syria.
S-300 và S-400 tham gia tập trận Vostok 2018