Tiêm kích Nga thuộc thời kỳ đồ đá...
Bên cạnh đó, kênh này còn lên tiếng mỉa mai Ai Cập khi thực hiện những hợp đồng mua sắm ngớ ngẩn như thế.
Đương nhiên, trong bối cảnh này, Israel muốn chứng tỏ sự tự hào đối với Lực lượng không quân của mình khi họ bắt đầu vận hành các máy bay tiêm kích tàng hình F-35I "tuyệt hảo" (đây là phiên bản F-35A bán cho Israel để triển khai tại những sân bay dã chiến mặt đất).
Lời chỉ trích này khá quen thuộc mà cứ như gắn chặt vào răng của tất cả: Su-35 hiển thị trên các màn hình radar như cây thông Noel có treo thêm cả đèn nhấp nháy. Có nghĩa chiếc tiêm kích của Nga thuộc thời kỳ đồ đá, nó được chế tạo mà không sử dụng công nghệ tàng hình.
Kênh truyền hình này đã hoàn toàn bỏ ngoài tai hai sự kiện, mà khiến người ta nghi ngờ vào chất lượng vượt trội của các máy bay mới do Mỹ sản xuất, với số lượng lên tới 50 chiếc vào năm 2024.
Vào tháng 1 năm nay, hai máy bay tiêm kích-ném bom F-35I của Israel, khi có mặt ở biên giới Li-băng và Syria, đã định thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào khu vực phía tây tỉnh Damacus.
Đã xảy ra cuộc chạm mặt với hai chiếc máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cất cánh từ căn cứ ở Latakia (Syria). Các phi công F-35I khi phát hiện rằng, những phi công Nga nhìn thấy rõ các hành động của mình và định "chiến lại", thì quyết định không liều lĩnh. Cả hai chiếc F-35i đã an toàn quay trở về căn cứ mà không hoàn thành nhiệm vụ.
Thêm một sự việc nữa, mà có sự tham gia của chiếc máy bay tiêm kích hoàn thiện hơn cả để chiếm lĩnh ưu thế trên không – F-22.
Hồi tháng 9 năm ngoái, trên màn hình radar của tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo đã xuất hiện hình ảnh rất rõ của chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ.
Và kết cục câu chuyện trở nên dễ dàng – chỉ cần phóng quả tên lửa không đối không tầm trung R-77 hoặc tầm ngắn R-73 và mọi thứ coi như đã hoàn thành. Tất cả đã diễn ra trên bầu trời Syria, nơi hai chiếc máy bay này chạm mặt nhau khá thường xuyên khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Tiêm kích Su-35 Nga và F-22 Mỹ đã chạm trán nhau ở Syria.
... nhưng F-35 Israel có thể hi vọng gì khi chạm mặt với tiêm kích Nga?
Gần nửa năm trước, Nga chuyển giao cho quân đội chính phủ Syria 3 đơn vị phòng không S-300PM.
Quyết định này liên quan trực tiếp tới hành động khiêu khích của không quân Israel, mà hậu quả của nó khiến chiếc máy bay trinh sát điện tử Il-20M của Nga bị bắn hạ. Israel ngay lập tức tuyên bố rằng, những tổ hợp này sẽ bị tiêu diệt. Và trước tiên, là nhờ các cuộc tấn công bằng những máy bay F-35.
Tuy nhiên, thời gian đã trôi qua, còn lời hứa của Israel vẫn chỉ là "thùng rỗng kêu to". S-300 không chỉ không bị tiêu diệt, mà nhờ chúng các máy bay của Không quân Israel không còn xuất hiện trong vùng trời Syria nữa mà lảng ra xa.
Đó là điều dể hiểu, Công ty Lockheed Martin bán mỗi chiếc máy bay với giá cả trăm triệu USD, nên cần phải giữ gìn các máy bay đắt giá này. Và cũng cần phải quan tâm tới sự an toàn của các phi công.
Trên thực tế, kênh truyền hình của Israel đáng lẽ cần phải lo lắng về việc mua các máy bay của Mỹ mà không đáng "đồng tiền bát gạo" bỏ ra.
Thường xuyên phát hiện ra những sự bất ngờ mới hết sức khó chịu về chiếc máy bay này. Hồi giữa tuần qua, đã xuất hiện thông tin cho rằng bán kính chiến đấu của F-35 thấp hơn nhiều so với những gì ghi trong các tính năng bay-kỹ thuật của nó.
Có nghĩa là chiếc máy bay của Mỹ không thể sử dụng các bình nhiên liệu phụ treo ngoài. Không, tất nhiên là có thể, nhưng điều này sẽ biến F-35 trở thành mục tiêu dễ bị phát hiện trước hệ thống radar định vị của tổ hợp phòng không và các máy bay tiêm kích của đối phương - không khác gì những máy bay thế hệ thứ 4.
Nguyên nhân đơn giả là vì các bình nhiên liệu đó không được phủ thành phần đặc biệt có thể hấp thụ được sóng vô tuyến.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Israel.
Về những vấn đề nghiêm trọng nhất của chiếc máy bay này, về sự không phù hợp với mọi thứ, về thứ mà người Mỹ ca ngợi từ lâu và rất ngọt ngào, không chỉ được "các chuyên gia tuyên truyền của Điện Kremlin" nói tới.
Đây là những ví dụ hết sức rõ nét mới đây thôi. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, khi phát biểu hôm thứ ba rằng:
"Trong điều lệ của NATO có điểm "5" (về tự phòng vệ tập thể), chứ không phải điểm "F-35". Tôi lo lắng rằng sự đoàn kết với các đồng minh của chúng tôi bỗng chốc trở thành sự phụ thuộc vào việc chúng tôi hoặc những quốc gia châu Âu khác có mua vũ khí này hoặc kia hay không".
Tuyên bố này liên quan tới việc Washington đang ép các nước mua F-35 và từ bỏ dự án chế tạo chiếc máy bay tiêm kích riêng của liên doanh Pháp và Đức.
Người Đức còn hằn học hơn nữa. Phó chủ tịch của Bundestag – Quốc hội Đức, ông Wolfgang Kubicki còn kêu gọi trục xuất đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell vì gây áp lực thô bạo lên Bộ Quốc phòng Đức.
"Đại sứ Mỹ hành xử như thanh tra tối cao của các chính quyền xâm lược. Nhưng ông ta cần phải biết rằng, sự chịu đựng của chúng tôi có giới hạn", ông Kubicki nói.
Việc khẳng định về các tính năng tuyệt vời của chiếc máy bay "tàng hình" Mỹ sẽ giành thắng lợi trong các trận không chiến là hoàn toàn chưa tính tới yếu tố F-35 Lighting II là máy bay tiêm kích-ném bom.
Và nhiệm vụ chính của nó là vượt qua khu vực phòng không của địch, triển khai tấn công các căn cứ trên mặt đất. Còn các máy bay tiêm kích-ném bom, theo lý thuyết cổ điển, thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ những máy bay có chức năng chiếm lĩnh ưu thế trên không. Có nghĩa là các máy bay tiêm kích F-22.
Ở Mỹ lý thuyết này đã cí những thay đổi nhất định, do thắng lợi giành được trong chiến tranh lạnh. Người Mỹ bắt đầu tiến hành các chiến dịch trên không tại Afganistan và Iraq chống lại một đối thủ yếu hơn hẳn. Trong những bối cảnh đó, sự hỗ trợ của các máy bay ném bom là không cần thiết.
Nhiệm vụ chính đầu tiên đặt ra đó là khả năng khó bị phát hiện của chiếc máy bay. Nhưng cả phẩm chất này chỉ có ý nghĩa quan trọng khi đối mặt với "những kẻ yếu thế".
Đối với các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại như S-300 hay những phiên bản mới nhất, S-400 và S-500 tương lai của Nga, việc phát hiện "các máy bay tàng hình" không phải là vấn đề lớn.
F-35 được coi là chiếc máy bay thế hệ thứ 5. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đáp ứng những tiêu chuẩn về "thế hệ".
Lấy ví dụ, vận tốc không sử dụng buồng đốt sau là cận âm. Còn về tính năng siêu cơ động cũng không cần phải nói tới, bởi vì tính năng này của nó không phải là siêu, mà rất yếu. Hệ thống vũ khí của nó cũng gặp những vấn đề lớn, có nghĩa là số lượng vũ khí không đủ để tham gia một trận không chiến đúng nghĩa.
Su-35 thuộc thế hệ "4++". Theo một số tiêu chí, nó không thể đạt tới thế hệ thứ 5. Thứ nhất, hệ thống radar định vị của nó không phải chủ động, mà được trang bị ăng-ten lưới mảng pha thụ động.
Thứ hai, nó không phải là "máy bay tàng hình", mà là máy bay với khả năng bị phát hiện thấp. Có nghĩa là nó chỉ sử dụng lớp phủ hấp thụ sóng vô tuyến trong một loạt các công nghệ tàng hình khác. Và cả vận tốc không sử dụng tăng lực cũng chẳng quá xuất sắc - ở mức độ của "Lighting-2".
Tiêm kích tàng hình F-35 sẽ là xương sống của Không quân Israel trong tương lai.
Khi hai chiếc máy bay này đối mặt với nhau trong trận không chiến, "anh chàng người Mỹ" chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Điều đó được xác định bởi việc sử dụng các động cơ vecto đẩy đa hướng và sự hoàn thiện của thân máy bay, cũng như bằng tên lửa tầm ngắn độc đáo R-73M.
Loại tên lửa này có thể được phóng ra khi máy bay đang nhào lộn với độ quá tải lớn và bản thân tên lửa này có khả năng thao diễn với độ quá tải lên tới 40g.
Khi các máy bay chạm mặt ở khoảng cách xa nhau, cần phải tính tới tình huống hệ thống radar định vị trên "Lighting-2" được bật và sẽ bị phát hiện ngay lập tức bởi máy bay tiêm kích Su-35 của Nga bằng radar ở chế độ thụ động của nó.
Sau đó, có thể bật hệ thống radar "Irbis" của mình và phóng về phía F-35 kém khả năng xoay sở một quả tên lửa R-73. Irbis có thể "tóm gọn" máy bay "tàng hình" ở khoảng cách xa theo tín hiệu phát xạ.
Su-35 sở hữu tên lửa có tầm bắn lên tới 300km, còn F-35 chỉ có AIM-120D với tầm bắn tối đa là 180km. Bên cạnh đó, cần phải tính tới vận tốc của chiếc máy bay mà phóng ra quả tên lửa, có nghĩa phải tạo thêm năng lượng động lực cho nó.
Về vận tốc, "Lighting-2" thua kém hẳn máy bay tiêm kích Su-35 của Nga. Cho nên chiến thắng sẽ phải thuộc về phía Su-35.
Nhưng đương nhiên "Lighting-2" sẽ không bật radar của mình để "lạy ông con ở bụi này". Cuộc tìm kiếm của cả hai bên sẽ diễn ra trong cơ chế thụ động. Su-35 có trạm định vị quang với tầm quan sát lên tới 80km.
Và ở đây, tính năng khó bị phát hiện trước hệ thống radar định vị của F-35 hoàn toàn vô nghĩa. "Anh chàng người Mỹ" sẽ phụ thuộc vào trạm N/AAQ-40 với tầm quan sát không được công bố.
Cho nên nguyên tắc "phát hiện trước-bắn trước" không biết sẽ thuộc về kẻ nào. Nhưng chiến thắng, nhiều khả năng, sẽ vẫn thuộc về phía tiêm kích của Nga, bởi vì nó được trang bị tổ hợp chiến tranh điện tử hiệu quả cao. Còn trong lĩnh vực kỹ thuật này, Mỹ thua kém Nga rất nhiều.
F-35 diễn tập tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng vũ khí chính xác