Lộ mật đài radar tối tân của phòng không Iraq
Thông tin này được đăng tải bởi ấn phẩm hàng không Nga Avia.Pro. Theo đó, trong một bức ảnh được công bố bởi Bộ Tư lệnh phòng không Iraq, có thể thấy sự xuất hiện của một thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Nga.
Đây là một thông tin gây sốc với giới quan sát quân sự quốc tế và chắc chắn khiến Mỹ ngã ngửa và hết sức điên đầu bởi nếu Iraq sở hữu tên lửa phòng không tầm xa hiện đại từ Nga chả khác gì "cú tát vào mặt" Washington bởi Mỹ đang ra sức ngăn cản Iraq đặt mua tên lửa đời mới do Nga chế tạo.
"Bức ảnh xuất hiện từ vài ngày trước, được cho là công bố bởi Bộ Tư lệnh phòng không Iraq, vô tình tiết lộ rằng có thể quốc gia Trung Đông này đã tiếp nhận các hệ thống tên lửa tầm xa có xuất xứ từ Nga. Trong ảnh có thể thấy màn hiện sóng của radar có bán kính nhìn vòng từ 300 tới 350km", Avia.Pro tiết lộ.
Trong khi Bộ Quốc phòng Iraq chưa xác nhận về việc tiếp nhận bất cứ hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nào thì một số quan chức cấp cao quân đội Iraq vừa có những chuyến công du tới Nga, Trung Quốc và Ukraine để đàm phán về khả năng mua sắm những vũ khí mới, trong đó có tên lửa phòng không tầm xa.
Avia.Pro bình luận:
"Hiện tại, chưa thể xác nhận chính xác loại radar tầm xa xuất hiện trong những bức ảnh trên để khẳng định đó là hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, tuy nhiên, với màn hiện sóng như vậy khiến giới quan sát quân sự đặt câu hỏi về mục đích sử dụng của nó bởi lẽ hệ thống phóng không có tầm xa nhất của Iraq tại thời điểm này chỉ là 40km mà thôi".
Dài radar hiện đại của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Nga được cho là của Iraq.
Hệ thống radar mới của Iraq "khủng" đến đâu?
Theo một số chuyên gia nhận định hình ảnh loại radar tầm xa mà Bộ Tư lệnh phòng không Iraq công bố khá giống với đài radar RLM-S, một trong 3 loại radar chủ lực thuộc hệ thống Nebo-ME hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Hệ thống Nebo-ME của Nga.
Hệ thống radar 55Zh6M NEBO-ME có thể tích hợp với 4 khí tài gồm radar băng sóng m RLM-ME; radar băng sóng L RLM-D; radar băng sóng S RLM-S (như trong ảnh do phòng không Iraq công bố); cabin điều khiển KU RLK tích hợp tạo thành hệ thống hoàn chỉnh.
Các tỏ hợp đài radar thành phần của NEBO-ME được đặt trên khủng gầm xe vận tải quân sự 4 cầu chủ động (8x8) BAZ-6909-015 với máy phát điện riêng, các hệ thống ổn định, ăng-ten mở và gấp sử dụng cơ chế thủy lực, kết nối vô tuyến và được tích hợp hệ thống định vị địa hình GPS/GLONASS.
Tổ hợp radar RLM-S của Nga.
Trong triển khai tác chiến, các hệ thống phụ này sẽ được đặt gần nhau và được kiểm soát bởi cabin điều khiển KU RLK tích hợp. Các ăng-ten trên xe được bung ra để hoạt động.
Tham số mục tiêu từ ba hệ thống radar được sát nhập để mô phỏng tình huống trên không toàn cảnh trong thời gian thực. Nếu bị đối phương chủ động gây nhiễu, các đài radar này có thể chuyển sang chế độ thụ động để triệt nhiễu và hạn chế xác xuất bị tên lửa chống bắc xạ của đối phương tiêu diệt trong khi vẫn theo dõi được mục tiêu.
Có ý kiên cho rằng việc triển khai một hệ thống radar 55Zh6ME NEBO-ME gồm 4 thành phần như trên sẽ rất phức tạp và mất thời gian, tuy nhiên các nhà thiết kế NNIIRT cho biết, việc triển khai toàn bộ hệ thống chỉ mất 15 phút.
Hiện chưa có thông số kỹ - chiến thuật riêng của đài radar RLM-S mà chỉ có tham số phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 của cả hệ thống NEBO-ME như sau:
- Phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 500m là 91km;
- Phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 10.000m là 378km;
- Phát hiện mục tiêu bay ở độ cao 20.000m là 532km;
Như vậy, nếu thực sự phòng không Iraq được trang bị đài radar RLM-S (thậm chí là cả hệ thống NEBO-ME hoàn chỉnh với 4 thành phần kể trên) thì nhiều khả năng sớm muộn gì quốc gia Trung Đông này cũng sẽ sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Với việc trang bị hệ thống radar hiện đại này, phòng không Iraq đã tiến lên tầm cao mới, sở hữu những khí tài hiện đại bậc nhất thế giới do Nga sản xuất vốn đang được nhiều nước thèm muốn.
Trước thông tin Iraq đàm phán với Nga để mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 tầm xa (hoặc thấp hơn là tên lửa S-300), Mỹ đã gây sức ép mạnh để Iraq từ bỏ thương vụ này, tuy nhiên dường như "ván đã đóng thuyền".